12 June 2012

Ý Nghĩa Chuỗi Tràng Niệm Phật & Hình ảnh




Chuổi dùng làm vật trang sức xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn minh của nhân loại là vật tượng trưng cho sự quí phái, dùng làm trang sức cho vua chúa và các bậc quyền quí ngày xưa. Chuổi Tràng có trong Phật Giáo từ thời đức Phật còn tại thế [Kinh Pháp Hoa] trong Phẩm Phổ Môn có nói về việc Ngài Vô Tận Ý cởi Chuổi Anh Lạc giá trị trăm nghìn lượng vàng dâng lên cúng dường Đức Phật Thích Ca và Phật Đa Bảo.

Chuổi Tràng Bồ Đề Tinh Nguyệt
Chuổi Tràng Bồ Đề Tinh Nguyệt
Vua Ấn Độ Tỳ Lưu Ly thỉnh Đức Phật Thích Ca dạy cho pháp môn diệc trừ phiền não, Phật dạy nhà vua dùng hạt một loại cây gọi là “Vô Hoạn Tử” hay còn gọi là “Bồ Đề Tử” xâu thành chuổi để niệm danh hiệu Phật thì sẽ tiêu trừ mọi phiền não.
Trong Kinh Phật dạy: “Nếu như muốn tiêu trừ các phiền não chướng, nên xâu chuổi 108, luôn đem theo bên mình, hoặc đi đứng nằm ngồi, lần chuổi niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, lần chuổi trì niệm danh hiệu Phật càng nhiều càng tốt. Nếu như mãn 20 vạn biến thì có thể đạt đến Thân Tâm Bất Loạn.”

CHUỖI TRÀNG HẠT TRONG PHẬT GIÁO

1. KHÁI NIỆM VỀ SỐ CHÂU

Chữ Sổ là đếm. Tay lần hột chuỗi gọi là Sổ Châu Thủ. Châu là Ngọc Châu, Ngọc Trai: Vật gì tròn trịa cũng gọi là Châu, như Niệm Châu là hạt tràng hạt (Ngài Thiều Chửu).

Sổ Châu, tiếng Phạn là PASAKAMALA, dịch âm là Bát Tắc Mạc. Sổ Châu, lại gọi là Niệm Châu, Tụng Châu, Chú Châu, Phật Châu, tức dùng chỉ xâu 1 số hạt châu (hột tròn) nhất định để tiện cho việc lần đếm lúc xưng danh niệm Phật hoặc trì tụng Đà-Ra-Ni.

2. THỜI KỲ BẮT ĐẦU SỬ DỤNG NIỆM CHÂU

Ước về niên đại mà Phật Giáo bắt đầu sử dụng Niệm Châu (Tu niệm có lần chuỗi) là vào khoảng sau thế kỷ thứ 2 (tức khoảng 800 năm sau khi Đức Phật nhập diệt).

Ở Trung Quốc có những ghi chép quan hệ đến sự sử dụng Niệm Châu rất sớm, thấy ở truyện Đạo Xước trong bộ Tục Cao Tăng Truyện quyển 20 chép: "Nhiều người lần chuỗi, miệng đồng niệm danh hiệu Phật".

3. KHỞI NGUYÊN CỦA THỜI KỲ DÙNG CHUỖI

Ở trong Kinh điển Phật Giáo mà có ra cái khởi nguyên quan hệ đến Niệm Châu (Niệm Chư Phật-Bồ Tát dùng tới chuỗi), hầu hết đều căn cứ vào sự khai thị của Đức Phật đối với Vua Ba Lưu Ly đã được ghi chép lại trong Kinh Mộc Hoạn Tử. Đức Phật bảo Vua rằng: "Nếu nhà Vua muốn diệt phiền não chướng, báo chướng, thì phải xâu 108 hột Mộc Hoạn Tử còn gọi là Vô Hoạn Tử hay Bồ Đề Tử, thường mang theo bên mình, hoặc đi, đứng, nằm, ngồi phải luôn luôn hết lòng xưng niệm danh hiệu Phật Đà (Phật), Đạt Ma (Pháp), Tăng Già (Tăng). Không để cho tâm ý phân tán, niệm 1 danh hiệu là lần qua 1 hột; Cứ lần lượt như vậy mà xưng danh và lần hột Mộc Hoạn Tử, hoặc lần 10 chuỗi, 20 chuỗi, 100 chuỗi, 1000 chuỗi, cho đến lần trăm ngàn vạn chuỗi".

Việc xâu 108 hạt cây Mộc Hoạn Tử thành chuỗi hạt châu để tụng niệm Tam bảo thì có thể thoái trị được kết nghiệp, mà đắc được Thắng quả vô thượng, tức là giải thoát được 108 phiền não. Đó là nguyên nhân của việc đếm hạt châu. Con số 108 hạt để đối trị với 108 kết nghiệp, tức 108 phiền não, cũng là biểu thị công đức 108 tam muội cũng là biểu thị 54 ngôi vị tu sinh.

Mộc Hoạn Tử = Vô Hoạn Tử hay Bồ Đề Tử. Một loại cây mà hạt của nó có khả năng tránh tà quỷ, làm tràng hạt.

4. XÂU NHỮNG XÂU CHUỖI VỚI SỐ LƯỢNG KHÁC NHAU:

Theo Kinh Giảo Lượng Sổ Châu Công Đức, và theo Kinh Kim Cang Đảnh Du Già Niệm Châu có sự ghi chép bất đồng, Sổ Châu (Chuỗi để lần) có các loại như sau:

1/ Căn cứ Kinh Mộc Hoạn Tử thì dạy làm chuỗi 108 hạt.

2/ Căn cứ Kinh Đà Ra Ni Tập quyển 2 phẩm Tác Châu Pháp Tướng, thì nêu ra có 4 loại chuỗi: 108 hạt, 54 hạt, 42 hạt, 21 hạt.

3/ Kinh Sổ Châu Công Đức, cũng nêu ra 4 loại chuỗi, tức là loại 108 hạt, loại 54 hạt, loại 27 hạt, và loại 14 hạt.

4/ Kinh Kim Cang Đảnh Du Già Niệm Châu thì lấy 1.080 hạt la2m chuỗi bậc thượng, xâu 108 hạt làm chuỗi tối thắng, xâu 54 hạt làm chuỗi bậc trung, xâu 27 hạt làm chuỗi bậc hạ.

5/ Phẩm Sổ Châu Nghi Tắc trong Kinh Văn Thù Nghi Quỹ bảo rằng: Chuỗi bậc thượng là 108 hạt, chuỗi bậc trung là 54 hạt, chuỗi bậc hạ là 27 hạt, chuỗi tối thượng là 1080 hạt.
Ngoài sự vừa dẫn trên, riêng có loại xâu 36 hạt, 18 hạt.
Với những loại xâu chuỗi như trên, thì lấy sự sử dụng xâu chuỗi 108 hạt làm sự phổ biến hơn hết.

5. Ý NGHĨA ĐẠI BIỂU CẢU TỪNG XÂU CHUỖI

Sự sử dụng số hạt của từng loại xâu chuỗi có những bất đồng, thì ý nghĩa đại biểu nó có những khác biệt:

1/ Chuỗi 108 hạt là biểu thị cho cầu chứng 108 pháp Tam Muội mà đoạn trừ 108 phiền não.

2/ Chuỗi 54 hạt là biểu thị cho 54 cấp vị quá trình tu hành của Bồ Tát, tức là Thập Tín, Thập Trú, Thâp Hạnh. Thập Hồi Hướng, Thập Địa và Tứ Thiện Căn Nhân Địa.

3/ Chuỗi 42 hạt là biểu thị cho 42 cấp vị quá trình tu hành của Bồ Tát, tức là Thập Trú, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa và Đẳng Giác, Diêu Giác.

4/ Chuỗi 27 hạt là biểu thị cho 27 cấp vị của Tiểu Thừa tu hành Tứ Hướng Quả, tức là 18 bậc Hữu Học của Tứ Hướng Tam Quả trước, với 9 bậc Vô Học của Đệ Tứ Quả A La Hán.

5/ Chuỗi 21 hạt là biểu thị cho 21 vị, tức là Thập Địa, Thập Ba La Mật và quả vị Phật.

6/ Chuỗi 14 hạt là biểu thị cho 14 Pháp Vô Úy của Bồ Tát Quán Thế Âm.

7/ Chuỗi 1.080 hạt là biểu thị cho 10 cảnh giới, mỗi cảnh giới đều có 108, cho nên cộng thành 1.080.

8/ Ý nghĩa của chuỗi 36 hạt với 18 hạt là có 1 hạng người nhận lầm cho là cùng với 108 hạt tương đồng, nhưng làm như vậy nó tiện với sự mang đeo, bèn chia 3 cái xâu chuỗi 108 hạt ra làm thành mỗi xâu có 36 hạt, hoặc chia chuỗi 108 hạt ra làm 6 câu mỗi sâu có 18 hạt, mà không phải có thâm nghĩa nào cả.


Nhưng sự khác biệt của số hạt đã ghi trên ý nghĩa biểu trưng khác nhau đó, chỉ liên hệ đến sự phối hợp của Lịch Đại Tổ Sư giao phó làm phương tiện giáo hóa, mà không phải bắt nguồn từ văn của Kinh điển gốc đã nêu bày.

6. TÍNH CHẤT ĐỂ LÀM HẠT CHUỖI

Tính chất để làm hạt chuỗi cũng có nhiều thứ, như các Kinh: Đà Ra Ni Tập quyển 2, Thủ Hộ Quốc Giới Chủ Đà Ra Ni quyển 9, và Chư Phật Cảnh Giới Nhiếp Chơn Thật quyển hạ phẩm Trì Niệm... đã kê ra: Hột chuỗi làm bằng vàng, bạc, đồng đỏ, thủy tinh, hạt Bồ Đề, hạt Kim Cang, hạt Sen, hoặc bằng gỗ thơm, gỗ quý, bằng Chơn Châu (Ngọc thật), bằng Mã Não, San Hô, Hổ Phách, bằng Lưu Ly và bằng Thâu Thạch (Chất của nó thật sự là Đồng, mà sắc như là Vàng, tức là Đồng đỏ và Kẽm nấu luyện thành), hoặc có người làm chuỗi bằng sắt.

Kim Cương Tử tức là hạt của cây Kim Cương còn gọi là Cây Thiên Mục. Cây này mọc ở Ấn Độ, quả có vân như quả đào, rất bền chắc được dùng làm chuỗi tràng hạt. Các vị Tôn ở Bộ Kim Cương sử dụng khi tụng niệm Bất Động Tôn.

7.CÁCH XÂU, Ý NGHĨA CỦA HẠT CHUỖI VÀ CÁCH LẦN CHUỖi

*CÁCH XÂU VÀ Ý NGHĨA CỦA HẠT CHUỖI:
Mỗi xâu chuỗi đều phải có 1 hột lớn trên đầu để xỏ dây qua mà kết râu, cho nên hột lớn này phải 3 lỗ. Hột lớn này gọi là Mẫu Châu (Hột lớn trên đầu chuỗi), cũng gọi là Đạt Ma Châu (Ngọc Báu Chánh Pháp).


Chuỗi dài 108 hạt thông thường thì có thêm 7 hột thủy tinh (6 hột nhỏ), để xâu thêm vào làm phân cách giữa các hạt chuỗi mà làm dấu, gọi hột đó là Ký Tử hay là Ký Lưu Tử. Từ trên đầu chuỗi, bỏ hột Mẫu Châu không đếm, bắt đầu từ đó đếm qua 10 hạt chuỗi thì xâu thêm vào 1 hột thủy tinh nhỏ, kế đến qua 20 hạt thì xâu chêm váo hột thủy tinh nhỏ, tiếp đến qua 14 hạt thì xâu chêm vào 1 hột thùy tinh nhỏ, từ đó qua 10 hạt nữa là đúng 54 hạt (Nửa xâu chuỗi dài), tới đây phải xâu vào 1 hột thủy tinh lớn cỡ bằng hạt cuỗi hoặc là xâu 1 hột thủy tinh, có nhiều cạnh, màu sắc óng ánh, hột đánh dấu nửa xâu chuỗi này gọi là Sổ Châu.

*CÁCH LẦN CHUỖI:

Căn cứ Kinh Kim Cang Đảnh Du Già Niệm Châu chép: "Các hạt chuỗi là biểu thị cho Đức Bồ Tát Quán Thế Âm, còn Mẫu Châu là biểu thị cho Đức Phật Vô Lượng Thọ, hoặc là biểu thị cho Phật quả của sự tu hành đã hoàn thành viên mãn, cho nên lúc lần đến hột Mẫu Châu (Hột lớn trên đầu chuỗi), thì không được vượt qua, phải lật xoay ngược trở lại mà lần; Nếu không như thế thì phạm phải cái tội trái Vượt Chánh Pháp (Việt Pháp Tội)".

8.CÔNG ĐỨC CỦA LẦN CHUỖI TU NIỆM

Lần chuỗi mà tụng Chú niệm Phật có khả năng sanh ra các thứ Công Đức. Căn cứ theo Kinh Mộc Hoạn Tử: "Nếu niệm tụng những danh hiệu của Phật Đà, Đạt Ma, Tăng Già (Gồm niệm Chư Bồ Tát) trọn đủ 20 vạn biến (tức 200.000 biến) mà thân tâm không tán loạn, không có sự dua nịnh quanh co, thì sau khi mạng chung được sanh lên cõi Trời thứ 3 của Dục Giới là Diệm Ma Thiên, ăn mặc tự nhiên mà được, thường sống trong hạnh An Lạc".

Công đức khác nhau của những loại tính chất hạt chuỗi:
Phẩm Kiến Lập Đạo Tràng Phát Nguyện trong Kinh Nhiếp Chơn Thật quyển hạ nói:

  • Hạt chuỗi (Niệm Châu) làm bằng Gỗ Thơm thì được Phước 1 lần.
  • Hạt chuỗi (Niệm Châu) làm bằng Thâu Thạch, Đồng, Sắt thì được Phước 2 lần.
  • Hạt chuỗi (Niệm Châu) làm bằng Thủy Tinh, Chơn Châu được Phước 1 ức phần (Tức là 100.000 phần).
  • Hạt chuỗi (Niệm Châu) làm bằng hạt Sen, hột Kim Cang được Phước 2 ức phần (Tức là 200.000 phần).
  • Hạt chuỗi (Niệm Châu) làm bằng Đá Vân, bằng các thứ Đá Quý, bằng hột Bồ Đề, ở trong các Công Đức rất là thù thắng, được Phước vô lượng vô biên không thể nói hết.

9. PHẢI CẨN TRỌNG LẦN CHUỖI

Trong sinh hoạt hằng ngày, những lúc phải làm các việc hỗn tạp, hoặc vào những nơi bất tịnh như nhà vệ sinh, tắm giặt…… không được mang Chuỗi theo, phải để trong hộp Báu, hoặc để ở trên mâm bằng Bạc, mâm Báu, hoặc có thể tạm để trong tủ Kinh trên cái hộp thanh khiết nào đó.

10. PHƯƠNG PHÁP LẦN CHUỖI THEO NGŨ BỘ

Căn cứ Kinh Nhiếp Chơn Thật chép:

+Phật Bộ: dùng ngón cái với ngón trỏ của tay phải mà lần chuỗi.

+Kim Cang Bộ: dùng ngón cái với ngón giữa của tay phải mà lần chuỗi.

+Bảo Bộ: dùng ngón cái với ngón vô danh (áp út) của tay phải mà lần chuỗi.

+Liên Hoa Bộ: dùng ngón cái với ngón út của tay phải mà lần chuỗi.

+Yết Ma Bộ: dùng ngón cái hợp với cả 4 ngón còn lại của tay phải mà lần chuỗi.

Một tay bên phải của Đức Thiên Thủ Quán Âm nắm xâu Chuỗi (Niệm Châ), gọi là Sổ Châu Thủ vậy.

BÀI TÁN OAI LỰC CỦA CHUỖI

A-Di-Ðà Phật thân kim sắc,
Tướng hảo quang-minh vô đẳng-luân,
Bạch hào uyển-chuyển ngũ tu-di,
Cám mục trừng thanh tứ đại hải,
Quang trung hóa Phật vô số ức,
Hóa Bồ-tát chúng diệc vô-biên,
Tứ thập bát nguyện độ chúng-sanh,
Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn.
Nam-mô Tây-phương Cực-lạc thế-giới, đại-từ đại-bi, A-Di-Ðà Phật.
Một trăm lẻ tám quả Bồ Đề
Kim Cương tám tướng hộ trì chứng minh
Úm quỷ quy ra úm tà tà xuất
Trong xanh ngoài biếc từ trước chí sau
Ô uế xuất ra lòng ta thanh tịnh
Rửa tay cho sạch cất lấy tràng ra mà lần
Một trăm tám quả Bồ Đề
Kim Cương tám tướng hộ trì chứng minh
Hạt châu con đeo vào mình
Niệm Đà Ha Chú thanh minh rõ ràng
Hai tay con nâng lấy tràng
Con đeo vào cổ con mang vào mình
Rầy con thụ Giới thụ Kinh
Con lên Thiên Đình lễ Phật chân chuyên
Trước thời khỏi tội trần duyên
Sau thời quy Phật, quy Pháp, quy Tăng
Từ rày, thuở xưa những Phật cùng Tiên
Hỏi thăm Phật tổ Ngài chuyền nơi đâu
Chốn niềm ở đất Thổ Châu
Một trăm tám quả nhiệm mầu làm sao
Trong nào quả ý nhường bao
Trên nào quả ý chép vào trong Kinh
Tai nghe dạ nhớ cho minh
Ba quả Tam Thế Phật đình chẳng sai
Bảy quả Thất Thập Như Lai
Phật ở Tây Đài cứu hộ mười phưong
Năm quả Năm Thế Ngũ Phương
Cứu khắp thiên hạ bốn phưong thái bình
Ba mươi ba quả trở lên, Phật đình công đức vô biên
Mười tám quả Thập Bát La Hán cứu chuyền trầm luân
Một quả thì độp lấy thân
Hai quả hiện thần, bốn quả phụ mẫu, thập ân ngày dày
Năm quả năm Tướng sắp bày
Sáu quả ngày dày đã có Đức Phật người độ cho ta
Bảy quả Thập Bát Tra La
Thi tài Công Đức để mà độ thân
Sáu quả Bồ Tát kim ngân
Bảy quả hiện Thần Thập Bát Trà La
Một trăm tám quả Di Đà
Hai tay nâng lấy tràng ra mà lần
Ngồi niệm cho cần, đứng niệm cho cần
Cất lên một tiếng, tay lần hạt châu
Đứng ngồi thời niệm cho mầu
Đã có Đức Phật trên đầu, người độ cho ta
Mai sau một trăm tuổi già
Đã có Đức Phật Di Đà
Người dẫn về Tây Phương Cực Lạc.

Chú: Kim bà kim bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà ra ny đế ny ha ra đế, tỳ lê nễ đế, ma ha dà đế, chơn lăng càn đế, bồ đề tát bà ha ( 3-7-21 lần )

BÀI TƯỞNG NIỆM CHUỖI

Thăng trầm tam giới thật khả thương
Luân hồi lục đạo khổ nan đương
Lục tự Di Đà thường quán tưởng
Duy Tâm Tịnh Độ mạc tư lương
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Đại Nguyện Đại Lực Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.

Bài Chú Khai Chuỗi Thập Bát
( 18 Hạt )

Diệu quả Bồ Đề ly chưởng chưởng
Đản ba bác nhả sổ sổ châu
Tam thiên thế giới đẳng trần sắc
Thập bát bôn hành tổng nhiếp đầu
Án đa rỵ, hột rỵ mậu rô, mậu rô lai nại phúc, tan cót phím lai hồng ( 7 lần )

Bài Khai Chuỗi Thập Bát
( 18 Hạt )

Diệu quả Bồ Đề ly chưởng chưởng
Thủ khai thiên tỏa vạn trùng trùng
Thập bát chuyển luân La Hớn tướng
Thiên quan giáng phước hiện vô cùng
Nam mô Định Tâm Vương Bồ Tát Ma Ha Tát ( 3 lần )

Bài Khai Chuỗi Trường
( 108 Hạt )

Thủ trì nhứt bá bác = Tay cầm trăm tám Bồ Đề
Diết tội đẳng hà sa = tiêu mòn các tội đặng về Tây Phương
Viễn ly tam đồ khổ = Khỏi nơi khốn khổ ba đường
Xuất sắc biến liên hoa = Thoát ra liền thấy chán trường liên hoa

Án phệ lô giá na, mạ lạ, mạ lạ, ta phạ ha ( 7 lần )

Ái hà thiên xích lãng = Ái hà ngàn thước nước lao xao
Khổ hải vạn trùng ba = Trôi chìm biển khổ, sóng nhồi thảm ôi
Dục thoát luân đồi khổ= Muốn cho khỏi kiếp luân hồi
Tảo cấp niệm Di Đà = Phải mau sớm niệm, Nam mô Di Đà

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Đại Nguyện Đại Lực Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật ( 108 lần )
Nam mô A Di Đà Phật ( 200 lần ) .

************************************************************************
Chuổi được dùng rất nhiều chất liệu để làm, thường thấy nhất như chuổi kết bằng hạt Bồ Đề, hạt Kim Cang, ngoài chuổi hạt còn được dùng chất liệu là thất bảo để làm. Như Vàng, Ngọc, Lưu Ly, San Hô, Hổ Phách..v.v… những chuổi tràng được làm bằng chất liệu quý thường là do các thí chủ học hạnh bố thí của Bồ Tát Vô Tận Ý mà phát tâm cúng dường cho tượng Phật hoặc các bậc Trưởng Lão Đạo cao Đức trọng trong Phật Giáo, chuổi còn là tín vật cho việc truyền thừa, kỷ vật. Vì vậy chuổi tràng trong Phật Giáo ngoài công năng là pháp khí tu hành ra còn là bảo vật của Tam Bảo, tín vật của sự truyền Pháp và là pháp vật chứa đựng công đức, cũng như thần lực rất cao vì tích tụ sự tu trì, công đức của các bậc tu hành.
alt
Chuổi Tràng Bồ Đề Tinh Nguyệt
 alt
Chuổi Tràng Lưỡng Giới Bồ Đề Tinh Nguyệt
alt
Chuổi Tràng Kim Cang Lục Tùng
alt
Chuổi Tràng Kim Cang Thiên Chu Tây Tạng
 alt
Chuổi Tràng Kim Cang Lục Tùng Ấn Độ
alt
Chuổi Tay Kim Cang Việt Nam
alt
Chuổi Tràng Kim Cang Lưỡng Giới Tây Tạng
alt
Chuổi Tràng Kim Cang Mật Lạp Tây Tạng
alt
Chuổi Tràng Kim Cang Trung Quốc
alt
Chuổi Tràng Tử Đàn Tây Tạng
alt
 Chuổi Tràng Phật Nhãn Bồ Đề Tây Tạng
alt
Chuổi Đại Tràng Hắc Đàn Trung Quốc
alt
Chuổi Tay Hương Đàn Hàn Quốc
alt
Chuổi Tay Bồ Đề Trung Quốc
alt
Chuổi Tràng Tử Đàn Ấn Độ
alt
Chuổi Tràng Trầm Hương Việt nam
alt
Chuổi Tràng Thủy Trầm Hương Việt Nam
alt
Chuổi Tay Trầm Hương Việt Nam
alt
Chuổi Trầm Hương Việt Nam
alt
Chuổi Tràng Sa Thạch Lưỡng Giới nhật Bản
alt
Chuổi Tràng Hồng Thạch Lưỡng Giới Nhật Bản
alt
Chuổi Tay Mật Lạp Trung Á
alt
Chuổi Tay Mật Lạp Đỏ Trung Đông
alt
Chuổi Tràng Mật Lạp Trung Á
alt
 Chuổi Tay Mật Lạp Trung Á
alt
Chuổi Tràng Bạch Trầm Thiên Thiết
alt
Chuổi Tràng Ngà Tử San Hô
alt
Chuổi Tràng Hổ Phách Liên Xô
alt
Chuổi Tràng Hổ Phách Lưỡng Giới Nhật Bản
alt
Chuổi Tràng Hổ Phách Lưỡng Giới Đại Đàn Nhật Bản
alt
Chuổi Tràng Lưỡng Giới Hổ Phách Trung Á
alt
Chuổi Tay Hổ Phách Trung Á
alt
Chuổi Nhật Liên Tông Hổ Phách Miến Điện
alt
Chuổi Tràng Hổ Phách Trung Á
alt
Chuổi Đại Tràng Hổ Phách Trung Á
alt
Chuổi Tràng Hương Phách Tây Tạng
alt
Chuổi Tràng Hổ Phách Liên Xô
alt
Chuổi Tràng Hổ Phách Trung Đông
alt
Chuổi Tràng Hương Phách Thiên Chu Tây Tạng
alt
Chuổi Tràng Huyết Phách Chiêm Thành Việt Nam
alt
Chuổi Tràng Kim Phách Trung Á
alt
Chuổi Tay Hổ Phách Chiêm Thành Việt Nam
alt
Chuổi Tràng Huyết Phách Việt Nam
alt
Chuổi Tay Huyết Phách Việt Nam
alt
Chuổi Tay Hổ Phách Chiêm Thành Việt Nam
alt
Chuổi Tay Hổ Phách Liên Xô
alt
Chuổi Tay Hổ Phách Liên Xô
alt
Chuổi Tay Hổ Phách Chiêm Thành Việt Nam
alt
Chuổi Tràng Huyết Phách Việt Nam

alt
Chuổi Tay Kim Phách Miến Điện
alt
Chuổi Tràng Sơn San Hô Tây Tạng
alt
Chuổi Tay Mật Lạp Tây Tạng
alt
Chuổi Tràng Mật Lạp Tây Tạng
alt
Chuổi Tràng Chiên Đàn Ấn Độ

Thích Tâm Mãn
(chuaminhthanh.com)

No comments:

Post a Comment