Khen Chê
Cười hay Khóc |
Khi được khen thì quý vị lập tức thích liền đúng không? Hãy dùng lý tri
'
mà phân tích xem tại sao quý vị thích?
Tôi sẽ kể cho quý vị một câu chuyện.
Có một chú tiểu rất thông minh đến gặp một vị Lạt ma và nói rằng: “Trời ơi Ngài nổi tiếng lắm, đi đâu con cũng nghe danh ngài”.
Được khen vị Lạt ma liền hướng vô bên trong và kêu: “Này thị giả, haỹ mang kẹo ra cho chú tiểu”.
Chú tiểu nói tiếp: “Ngài làm như vậy, sao mà giống như Phật dạy quá!” .
Vị Lạt ma lại gọi: “ Thị giả, mang thức ăn ngon ra cho chú tiểu”.
Chú tiểu khôn ngoan đó lại nói tiếp: “ Chính Ngài là Đức Phật taị thế”.
Vị Lạt ma lại gọi vào trong: “Haỹ mang thêm 3 đồng tiền vàng cho chú ".
Chú tiểu nghĩ rằng như vậy là đũ rồi và đứng chờ nhận quà.
Chờ mãi mà không thấy ai ra,chú hỏi vị Lạt ma sao thị giả của Ngài chưa đem kẹo, thức ăn và vàng ra.
Vị Lạt ma nói, “Tại sao ta phải cho con kẹo, thức ăn, vàng thật chớ? Con chỉ cho ta những lời nói trống rỗng. Ta cũng cho lại con những lời nói trống rỗng”.
Nếu có ai khen lập tức quý vị cảm thấy vui sướng. Quý vị hay thường bị gạt gẫm bởi những lời nói vô nghĩa. Những lời nói đó đôi khi lừa gạt quý vị. Cũng thế, khi có ai chê bai quý vị sẽ không thích dù đó là lời thành thực để giúp quý vị điều chỉnh mình.
Khi tôi sắp rời thành phố naỳ, có một Phật tử đã làm thơ tặng tôi. Trong bài thơ đó cô ta nói: “Nụ cười của Ngài làm tan hết phiền não của con.”
Tôi thấy thật buồn cười cho chính bản thân. Chính tôi tu hành mười mấy năm mà chưa tan hết phiền não của mình thì làm sao nụ cười của tôi có thể làm tan đi phiền não của người khác!
Cho nên người tu khi được người khen cũng không lấy đó làm vui, và khi bị người chê cũng không lấy đó làm buồn
Học người xưa cách đối diện với chuyện thị phi trong cuộc sống
Trong cuộc sống hàng ngày đôi khi ta hay nghe người khác mắng nhiếc chửi bới mình vô căn cứ !
Cho dù bạn không tạo ra lỗi lầm gì đối với họ !
Bạn chửi lại ư ?
- Không nên ! Mà cho dù có chửi lại chắc gì làm cho người ta chịu im lặng?!
-Tốt nhất dùng tâm tự tại và lặng thinh ! Đó là cách đối xử hay nhất !
Hãy đọc câu chuyện của người xưa và 1 câu chuyện Phật giáo !
Câu chuyện thứ nhất :
Trong một buổi nhàn hạ, vua Đường Thái Tông hỏi chuyện vị quan cận thần là Hứa Kính Tôn rằng:
– Trẫm thấy khanh phẩm cách cũng không phải là phường sơ bạc. Sao lại có nhiều tiếng thị phi chê ghét như thế?
Hứa Kính Tôn trả lời:
– Tâu bệ hạ. Mưa mùa Xuân tầm tã như dầu, người nông phu mừng cho ruộng đất được thấm nhuần, kẻ bộ hành lại ghét vì đường đi trơn trợt. Trăng mùa thu sáng vằng vặc như gương treo trên bầu trời đêm, hàng thi nhân vui mừng gặp dịp thưởng du ngâm vịnh, nhưng bọn đạo chích lại ghét vì ánh trăng quá sáng tỏ. Trời đất kia vốn vô tư không thiên vị, mà cơn nắng mưa thời tiết vẫn bị thế gian trách hận ghét thương. Còn hạ thần đâu phải một người vẹn toàn thì làm sao tránh khỏi tiếng chê bai chỉ trích.
Cho nên ngu thần trộm nghĩ, đối với tiếng thị phi trong thế gian nên bình tâm suy xét, đừng nên vội tin nghe. Vua tin nghe lời thị phi thì quan thần bị hại. Cha mẹ tin nghe lời thị phi thì con cái bị ruồng bỏ. Vợ chồng tin nghe lời thị phi thì gia đình ly tán. Tiếng thị phi của thế gian nọc độc còn hơn rắn rết, bén hơn gươm đao, giết người không thấy máu.
Câu chuyện thứ hai:
Một lần, Phật đi giáo hóa ở vùng có nhiều người tu theo Bà La Môn giáo. Các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Phật mà mắng chửi. Phật vẫn đi thong thả, họ đi theo sau không tiếc lời rủa xả. Thấy Phật thản nhiên làm thinh, họ tức giận, chặn Phật lại hỏi:
– Ngài có điếc không?
– Ta không điếc.
– Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi?
– Này tín đồ Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai?
– Quà ấy về tôi chứ ai.
– Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.
– Ngài có điếc không?
– Ta không điếc.
– Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi?
– Này tín đồ Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai?
– Quà ấy về tôi chứ ai.
– Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.
Trong kinh Phật viết rằng:''Khi người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rời xuống ngay mặt người phun. Có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Thế nên từ nay về sau nếu có nghe thấy ai đó nói lời không tốt về mình, chớ có thọ nhận thì sẽ được an vui."
Theo Phật giáo, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà một người có thể tạo ra. Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành nhưng vết thương gây ra bởi lời nói thì chẳng biết ngày nào mới lành lại được.Vì vậy hãy cẩn trọng với lời nói của mình, đừng gây ra thị phi vì vô ý thức, cũng đừng trách móc người khác chỉ vì lỗi lầm của họ bởi: “Every saint has a past, every sinner has a future”, nghĩa là “Vị thánh nào cũng có một quá khứ, và tội đồ nào cũng có một tương lai”.
Chẳng phải từ bên ngoài mà được
Có một vị cư sĩ đang tránh mưa dưới mái hiên, nhìn thấy một vị thiền sư đang cầm dù đi qua
Ngay khi ấy ông liền gọi to rằng: “Thiền sư! Ngài độ khắp chúng sinh thử xem nào!
Cho con xin đi nhờ một quãng đường được không?”.
Thiền sư nói: “Ta đang ở trong mưa, còn ông ở dưới mái hiên, mà dưới mái hiên thì không có mưa,
vậy ông chẳng cần ta độ”. Vị cư sĩ lập tức chạy ra khỏi mái hiên, đứng ở trong mưa, nói rằng:
“Hiện tại con cũng ở trong mưa, con đáng được độ rồi nhé!”.
Thiền sư: “Ta ở trong mưa, ông cũng trong mưa, ta chẳng bị ướt mưa, do vì có dù; ông bị mưa ướt,
nhân vì không dù. Do đó, chẳng phải là ta có khả năng độ ai mà là do dù (Pháp) độ ta. Ông nếu muốn được độ,
chẳng cần nhờ đến ta, xin mời hãy tự tìm dù tự che nhé!”. Nói xong liền đi mất.
Thiền sư nói: “Ta đang ở trong mưa, còn ông ở dưới mái hiên, mà dưới mái hiên thì không có mưa,
vậy ông chẳng cần ta độ”. Vị cư sĩ lập tức chạy ra khỏi mái hiên, đứng ở trong mưa, nói rằng:
“Hiện tại con cũng ở trong mưa, con đáng được độ rồi nhé!”.
Thiền sư: “Ta ở trong mưa, ông cũng trong mưa, ta chẳng bị ướt mưa, do vì có dù; ông bị mưa ướt,
nhân vì không dù. Do đó, chẳng phải là ta có khả năng độ ai mà là do dù (Pháp) độ ta. Ông nếu muốn được độ,
chẳng cần nhờ đến ta, xin mời hãy tự tìm dù tự che nhé!”. Nói xong liền đi mất.
Bình: Chính mình có dù, liền chẳng có thể bị mưa ướt. Nếu mình sống với Chân như Phật tính, thì chẳng bị ma
mê hoặc. Trời mưa chẳng mang dù, lại ỷ lại người khác có thể giúp mình. Bình thường chẳng tìm về tự tánh, tưởng người khác có thể đưa mình ra khỏ sinh tử sao? Kho báu nhà mình chẳng đem ra dùng, mãi mong cầu người khác giúp, há được thỏa lòng mãn ý ư? Cây dù của mình tự che cho chính mình,
Tự tánh, tự độ, tất cả việc phải cầu nơi chính mình.
- Thiền sư chẳng chấp nhận cho mượn cây dù, đây rõ ràng chính là lòng từ bi rộng lớn của thiền sư vậy.
Hãy biết cách khai phá giá gia tài sẳn có của mình, vì chân hạnh phúc chẳng phải từ bên ngoài mà có được .
.
Tờ Lịch mỗi Ngày.
Nhà tôi treo một “bloc” lịch to nơi phòng khách, mỗi sáng thức dậy, tôi gỡ một tờ quăng đi… Khi ló tờ mới, tôi xem kỹ câu danh ngôn nếu có, coi đấy như lời dạy dỗ đầu ngày của các bậc tiền bối ! Không biết ai sao, riêng tôi thấy tâm đắc việc này lắm !
Ví như, sáng thứ 2 tuần trước, ngủ dậy liền đến bóc tờ lịch, tờ mới có ghi câu danh ngôn của Turenne: “Tôi có ý kiến này muốn tặng bạn: Ðó là, mỗi khi bạn muốn nói, bạn hãy làm thinh”. Xem câu ấy xong, tôi ngẫm nghĩ… và thấy có lý, hay lắm. Quá hay đi chứ! Lời khuyên răn này rất xác đáng, đã đúc kết một kinh nghiệm quí báu trong cuộc sống đầy những chuyện khôn lường của lòng dạ con người! Và, ngày hôm đó tôi cẩn ngôn hơn! Tôi chỉ thực hành nửa câu nói ấy mà cũng thấy mình khá rồi! Còn thực hành nguyên câu dĩ nhiên là không nổi! Xin cảm ơn ông hay bà Turenne người nước nào tôi không rõ, đã cho tôi một chút của báu giắt lưng phòng thân trên đường đời gian truân! Tôi không muốn coi tiếp câu danh ngôn của ngày kế tiếp… Ừ, cứ giữ bí mật để đó, vội gì!Ðến sáng ngày thứ 3, ngủ dậy, tôi lại gỡ lịch, gặp câu nói của Swift: “Nổi giận là tự gánh giùm lỗi của người khác!”. Chí lý ! Dại gì mà nổi giận cơ chứ! Quả nhiên, câu ấy tác động nơi từng sâu thẳm tâm hồn, ngày hôm đó gặp nhiều việc bực mình, mà tôi đâu có thèm giận! Ngu gì gánh lỗi kẻ khác! Lại phải cảm ơn cái ông Swift hay bà Swift gì đó nữa!…Rạng đông ngày thứ 4, lại ló tờ lịch ghi câu của Montesquieu: “Phải khóc con người lúc sinh ra, chứ đâu phải lúc chết”. Chết rồi có phải làm gì nữa đâu mà cực với nhọc! Thế thì cũng chả nên khóc lóc mà làm chi! Ừnhỉ! Lạ thật! Cái chết đột nhiên giảm bộ mặt khủng khiếp trong tâm tưởng tôi, nói chí tình cũng phải có chút ít tác dụng của Montesquieu mới ra thế! Và, ngày hôm đó tôi nghị lực hơn, yêu đời hơn! Lại cảm thấy mình cứng cáp lên!Sang ngày thứ 5, tờ lịch hiện lên câu ngạn ngữ Ba Tư: “Lưỡi dài thu ngắn đời sống”. Ôi, quá chất lượng! Dân Ba Tư kinh nghiệm quá dày dặn! Nói lắm chỉ được cái “nguy to”, chỉ được cái “rước họa vào thân”! Còn nhớ trong ngày ấy, lúc nhậu cùng bạn bè, vậy mà tôi cũng ráng tịnh khẩu! Cứ sợ sa vào cái“vạ mồm”!Ðến ngày thứ 6, tờ lịch lấp lánh câu danh ngôn khác, thật cao siêu của Villier de l’Isle Adam: “Người nhục mạ bạn, họ chỉ nhục mạ ý nghĩ của họ có về bạn, tức là họ nhục mạ chính họ!”. Câu này trong tầng sâu là đúng, nhưng thực hiện quả làthiên nan vạn nan! Lên hàng thánh mới xài được! Tâm đắc lắm nhưng cứ cất yên đấy! Công lực chưa đủ, chờ thời gian nữa hẵng hay!Sáng ngày thứ 7, lại ló câu của Cervantes: “Ăn to thì di chúc nhỏ”. Úi cha! Cũng có lý quá! Tôi coi tiếp luôn ngày Chủ nhật xem sao… Ðó là câu của G. Herbert: “Ai cũng có một thằng điên trong ống tay áo”. Trời đất ! Lại cũng quá đúng! Những lúc bưng ly bia, cốc rượu chỗ đông người, trong ống tay áo tôi thường rớt ra thằng điên, thậm chí đôi lúc rớt ra hai thằng ! Say quá, có khi rớt tới ba thằng!Ôi chao! Riêng về phần danh ngôn, tờ lịch vậy mà hay! Một lần nữa xin cảm ơn, cảm ơn…tờ lịch gỡ mỗi ngày! Việc gì phải đi thư viện đọc sách hao thời gian, cứ lịch đấy mà học mãn đời không hết!…“Trần Gian Một Khúc “Con người ta sinh ra, ai thoát khỏi: sinh, lão, bệnh, tử?Sinh, Trụ, Hoại, Diệt là định luật của tạo hóa, không có cách chi thay đổi được.Cây cối đâm chồi nảy lộc vào muà xuân, xanh tốt xum xuê trong mùa hè, lá héo vàng vào mùa thu, đến mùa đông thì lá vàng rơi rụng, chỉ còn trơ trụi cành cây. Rồi tới mùa xuân năm sau, cây lại đâm chồi nảy lộc. Cái chu kỳ sinh, trụ, hủy, diệt cứ tiếp nối nhau, không ngưng nghỉ.Ðời người là bể trầm luân, cõi thế gian đầy những ưu tư phiền não. Vạn vật đều bị chi phối bởi luật vô thường.. Vừa mới sinh ra cất tiếng khóc oa oa chào đời. Rồi lớn lên, bước vào đời với bao nhiều mộng đẹp.Thoắt một cái, mái tóc đã điểm sương, mắt đã mờ, lưng đã mỏi, 2 chân đã chậm chạp. Rồi cuối cùng, là hai tay buông xuôi, đi vào lòng đất, bỏ lại trên thế gian tất cả các thứ mà cả đời phải bôn ba vất vả mới làm ra được..Ðời người như giấc mộng. Người ngoại quốc cũng có câu:Life is too short. (cuộc đời quá ngắn) Thế mà, con người ta khi còn sức khỏe thì mải mê kiếm tiền, lo củng cố địa vị, danh vọng, không có thì giờ để hưởng đời đúng nghĩa.Cũng ít ai sửa soạn tâm tư để đón nhận những cái vô thường của tuổi gìa. Ðến khi mái tóc đã điểm sương, da đã nhăn, mắt đã mờ, chân đã chậm thì mới giật mình, rồi buồn phiền, thất vọng, nuối tiếc. Khi đó, bao nhiêu tiền của cũng trở thành vô dụng. Ăn uống thì phải kiêng thứ này, cữ thứ kia vì đường lên cao, cholesterol lên cao. Ăn đồ cứng không được vì hàm răng cái rụng, cái lung lay. Ði chơi xa thì không dám vì sức khỏe kém, đầu gối đau nhức. Nghe nhạc, xem phim cũng không được vì tai đã nghễng ngãng, mắt đã kèm nhèm.Người VN mình vốn cần kiệm, chăm làm, chắt bóp để có của ăn của để. Làm việc thì liên miên quên cả cuối tuần, bất kể ngày lễ hay ngày Tết.Suốt đời cặm cụi, nhịn ăn nhịn mặc, để dành, mua cái nhà cái cửa để một mai khi chết thì để lại cho con cháu. Sống như vậy quả là thiệt thòi.Con người có tham vọng, có nhu cầu nên mới bon chen. Suốt đời cứ miệt mài lo tìm kiếm những thứ vô thường mà quên mất chữ “nhàn”. Những thứ vô thường này là nguyên nhân đưa đến lo âu, căng thẳng, mất ăn, mất ngủ. Và nếu kéo dài có thể đưa đến bệnh tâm thần.Ông Cả ngồi trên sập vàngCả ăn, cả mặc, lại càng cả lo
Ông bếp ngồi cạnh đống troÍt ăn, ít mặc, ít lo, ít làmÐời người sống mấy gang tayHơi đâu cặm cụi cả ngày lẫn đêmHoặc làĂn con cáy, đêm ngáy o..oCòn hơn ăn con bò, mà lo mất ngủ.Người xưa tuổi thọ kém, ngay tới vua chúa cũng chỉ sống tới khỏang 50 tuổi. Tới 60 tuổi đã ăn mừng “lục tuần thượng thọ. Còn tới 70 tuổi, thì thực là hiếm hoi. Bởi vậy mới có câu: “nhân sinh thất thập cổ lai hy (tức là, người ta có mấy ai mà sống được tới 70).Ngày nay nhờ khoa học tiến bộ. Con người được sống trong điều kiện vật chất vệ sinh, và thoải mái hơn.Những phát minh của ngành Y, Dược đã giúp nhân loại vượt qua được các bệnh hiểm nghèo, mà người xưa kêu là bệnh nan y như bệnh lao, bệnh phong cùi, bệnh suyễn. Ngày nay người ta sống tới 80, 90 tuổi không phải là ít. Tuy nhiên sống lâu chưa phải là hạnh phúc. Hạnh phúc là luôn cảm thấy vui vẻ, yêu đời, biết tận hưởng cuộc sống. Muốn vậy thì cần phải giữ cho thân tâm được an lạc.Tâm thân an lạc là biết vui với những cái trong tầm tay của mình, chấp nhận những điều mình không thể nào tránh khỏi. Sống hòa hợp vui vẻ với mọi người xung quanh, không chấp nhất, tỵ hiềm. Lớn tuổi thì không làm ra tiền, nhưng cũng may, ở những nước tân tiến đều có khoản tiền trợ cấp cho người gìà để có thể tự lực mà không cần nhờ cậy vào con cháu. Các cụ gìà nên mừng vì sang được xứ này, thay vì ấm ức với số tiền quá khiêm nhượng, không thể tiêu pha rộng rãi như bạn bè.Già thì phải chịu đau nhức, mắt mờ, chân chậm, đừng nên than thân trách phận, cau có, gắt gỏng, đã không làmđược gì hơn mà còn tạo sự áy náy, thương cảm cho những người xung quanh.Ở đời mỗi người một cảnh, vui với cảnh của mình, không suy bì, thèm muốn, ganh ghét với những người xung quanh.Biết đủ thì đủ (Tri túc, tiện túc).Người ta bảo trên 60 tuổi, mỗi ngày sống là một phần thưởng cho thêm (bonus) của Thượng Ðế.Vậy thì hãy nên vui vẻ, tận hưởng những ân sủng mà không phải ai cũng có được :Ðời sống của mình vui tươi hay buồn thảm là tùy thuộc vào thái độ của mình đối với cuộc SỐNG
Phone: (Mobile/Viber/Tango/Line/ WhatUp): (+61) 0421 596 390
Email: mhlcoin@ gmail.com
No comments:
Post a Comment