Nhạc thiền – Trường sinh học dưỡng sinh theo phương pháp của tiến sĩ Dasira Narada
Nhạc thiền – Trường sinh học dưỡng sinh theo phương pháp của tiến sĩ Dasira Narada
Published on Dec 29, 2013
Theo triết học phương đông, con người là một tiểu vũ trụ, tồn tại và cân bằng trong một hệ thống vật lý và có quan hệ mật thiết với môi trường sống. Con người mới sử dụng vài phần trăm khả năng của bộ não, còn hơn 90% bỏ hoang vắng chưa được khai thác…Từ lâu, y học phương đông đã phát hiện ra trên cơ thể con người có rât nhiều điểm khi châm kim vào có thể chữa được hầu hết các bệnh, người ta tập hợp các điểm đó thành 365 huỵệt, nằm trên 12 đường kinh chính và hai mạch Nhâm và mạch Đôc. Đặc biệt, trên hai mạch Nhâm – Đốc có chứa các đại huyệt liên quan tới các cơ phận chủ chôt trong cơ thể, đó là các trung tâm dùng để trao đổi năng lượng trực tiếp giữa cơ thể con người và môi trường. Khai thông các huyệt đạo trên mạch Nhâm -Đốc, cơ thể thu được năng lượng trong không gian, trong vũ trụ và trở nên cân bằng về trạng thái âm dương, bệnh tật được đẩy lui, cơ thể trở nên khỏe mạnh, khả năng tiềm ẩn của con người đã được đánh thức. Ai cũng đều biết sức khỏe là quý nhất và người ta chỉ biết giá trị của sức khỏe khi đã đánh mất nó. « Người nghèo nhất không muốn đổi sức khỏe của mình để lấy tiền bạc. Người giàu có lại muốn dùng hết tiền bạc cho sức khỏe ». Chính vì vậy, bằng mọi cách để bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh là công việc cần thiết cho mọi người.
Bộ môn Trường sinh học dưỡng sinh của Trung tâm UNESCO văn hóa dòng họ và gia đình Viêt Nam, được quyết định thành lập năm 1997, thuộc Liên hiệp hội UNESCO Viet Nam – VFUA, đến nay đã hoạt động và đóng góp vào việc hướng dẫn luyện tập dưỡng sinh có kết quả cho rất nhiều người, ở mọi thành phần khác nhau: công nhân, nông dân, học sinh sinh viên, sĩ quan quân đội, giới tri thức, văn nghệ sĩ, nhà báo, các giáo sư tiến sĩ trong nhiều ngành khoa học, các bác sĩ- giáo sư tiến sĩ trong ngành y học, cán bộ trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước …mỗi người bước vào tập luyện đều thây sức khỏe được cải thiện một cách rõ rệt, đầu óc sáng suốt, lao động và học tập có hiệu quả…
Mỗi một thời đại đều có những phát kiến của con người thể hiện khả năng của thời đại đó. Vào một phần tư cuối thế kỷ XX, nhân loại đã phát triển mộtphương pháp dưỡng sinh bằng năng lượng sinh học, trong đó phải kể đến Tiến sĩ Đasira Narađa (1848-1924) người Sri Lanka, đã có công lớn trong việc sử dụng năng lượng sinh học dưỡng sinh phòng bệnh. Đây là phương pháp bổ sung cho y học hiện đại, dựa trên lý thuyết của hệ thống kinh lạc.
Ở Việt Nam , trường sinh học dưỡng sinh ( năng lượng sinh học) được phổ biến từ nhiều năm và có tác dụng rất lớn trong đời sống xã hội, đã làm thay đổi cách nhìn nhận các hiện tượng kỳ lạ của con người từ chỗ sai lệch trở nên khoa học và đúng đắn hơn. Hiện nay, ở thành phố Hà nội, Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận đã có những trung tâm, các câu lạc bộ nghiên cứu hướng dẫn ứng dụng năng lượng sinh học. Hoạt động này đã góp phần thúc đẩy các phong trào luyện tập dưỡng sinh phòng bệnh, tăng cường sức khỏe trong cộng đồng, phù hợp với điều kiện sinh hoạt của mọi người; không phân biệt nam nữ, già trẻ, tôn giáo, dân tộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn và địa vị xã hội.
Mỗi một thời đại đều có những phát kiến của con người thể hiện khả năng của thời đại đó. Vào một phần tư cuối thế kỷ XX, nhân loại đã phát triển mộtphương pháp dưỡng sinh bằng năng lượng sinh học, trong đó phải kể đến Tiến sĩ Đasira Narađa (1848-1924) người Sri Lanka, đã có công lớn trong việc sử dụng năng lượng sinh học dưỡng sinh phòng bệnh. Đây là phương pháp bổ sung cho y học hiện đại, dựa trên lý thuyết của hệ thống kinh lạc.
Ở Việt Nam , trường sinh học dưỡng sinh ( năng lượng sinh học) được phổ biến từ nhiều năm và có tác dụng rất lớn trong đời sống xã hội, đã làm thay đổi cách nhìn nhận các hiện tượng kỳ lạ của con người từ chỗ sai lệch trở nên khoa học và đúng đắn hơn. Hiện nay, ở thành phố Hà nội, Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận đã có những trung tâm, các câu lạc bộ nghiên cứu hướng dẫn ứng dụng năng lượng sinh học. Hoạt động này đã góp phần thúc đẩy các phong trào luyện tập dưỡng sinh phòng bệnh, tăng cường sức khỏe trong cộng đồng, phù hợp với điều kiện sinh hoạt của mọi người; không phân biệt nam nữ, già trẻ, tôn giáo, dân tộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn và địa vị xã hội.
No comments:
Post a Comment