23 November 2017

Bộ phận nào bạn cần tắm kỷ càng nhất?


Tắm dưỡng sinh: “4 bộ phận” này trên cơ thể tắm càng kỹ, hưởng thọ càng lâu, nhiều người vẫn chưa biết



Tắm là điều cần thiết trong cuộc sống hàng ngày, thế mà rất nhiều người chỉ tắm rửa qua loa, chỉ để rửa sạch những chất thải và mồ hôi trên cơ thể là được. Trong thực tế, trên cơ thể có 4 bộ phận mà bạn tắm rửa càng kỹ lưỡng thì sức khỏe sẽ ngày càng tốt hơn!
Khi tắm, bạn cần nên tắ kỷ 4 bộ phận nào nhất ?
1.  Vùng dưới cánh tay
Khi tắm bạn nên làm sạch thật kỹ vùng dưới cánh tay thay vì chỉ làm sạch qua loa. Thực tế, vùng nách là vùng đổ mồ hôi và nơi cư ngụ của rất nhiều vi khuẩn có hại. Đây là lý do vùng da này là nơi cần được vệ sinh kỹ càng nhất khi tắm.
1. Vùng dưới cánh tay
Công hiệu của việc chà sạch nách:
  1. Khi kỳ cọ vùng nách bạn sẽ chạm đến điểm cực tuyền ngay giữa nách. Đây là vị trí được các chuyên gia bấm huyệt rất quan tâm khi trị bệnh đau thắt ngực, bệnh tim.
  2. Nách cũng là nơi tập trung một số lớn lượng tĩnh mạch và động mạch. Vì lẽ đó, việc kỳ cọ và massage cẩn thận khu vực này giúp cải thiện tuần hoàn máu.
  3. Chà nách kỹ lưỡng sẽ tăng cường hệ miễn dịch và chức năng tim phổi khỏe mạnh, chống viêm khớp và đau nhức vai.
  4. Có rất nhiều mô bạch huyết tĩnh mạch và động mạch tại nách, vai trò chính là để vận chuyển máu. Do đó khi bạn làm sạch cẩn thận vùng dưới cánh tay này, sẽ có tác dụng hỗ trợ hệ thống thần kinh liên sườn.

2. Hố tam giác trên tai
2. Hố tam giác trên tai
Một bộ phận chúng ta thường bỏ qua khi tắm rửa cơ thể hàng ngày là tai. Tuy nhiên, đây là bộ phận tích tụ nhờn, cặn xà phòng và bẩn nhất ngay cả khi bạn tắm thường xuyên. Bạn có biết lỗ tai là nơi tập trung 5 huyệt vị quan trọng?  Những huyệt này có quan hệ chặt chẽ với kinh mạch và tạng phủ.
Do vậy nên khi tắm rửa bạn nên làm sạch và massage tai cẩn thận. Việc này sẽ giúp điều hòa thân nhiệt, hạ huyết áp, tăng cường miễn dịch. Khi vệ sinh tai cần lưu ý không để nước tràn vào trong lỗ tai bạn nhé. Nên dùng nước rửa viền tai ngoài và dùng bông gòn để tai được khô ráo.
3. Ngón chân
3. Phần ngón chân cái
Sự thật rằng các cơ quan nội tạng trong cơ thể đều có liên thông đến ngón chân. Lòng bàn chân liên quan đến thận, ngón chân cái thì là gan, mu ngón thứ 2 liên quan đến dạ dày… Do đó việc gập người chà chân có lẽ sẽ hơi vất vả, tuy nhiên việc này lại rất có ích. Hành động chà chân và ngâm chân rất tốt cho sức khỏe. Các nhà nghiên cứu cho rằng ngâm chân mỗi ngày có thể hạn chế bệnh tật. Chà ngón chân không chỉ giúp tăng tuần hoàn máu mà còn tăng cường chức năng của cơ quan trong cơ thể.
3. Ngón chân
Công hiệu của việc chà sạch chân:
  1. Chà ngón chân có thể tăng cường sự hấp thu khi hệ tiêu hóa hoạt động, giúp cơ thể loại bỏ bọng mắt, cũng có lợi cho các bệnh nhân tiểu đường.
  2. Nước ấm khi rửa chân giúp loại bỏ những phần da già cỗi dễ dàng hơn. Giúp cho các ngón chân cảm thấy thoải mái, không đau nhức, và không gặp phải các vấn đề sức khỏe.
  3. Tác dụng của việc ngâm chân là giữ ấm cho chân, tăng cường quá trình lưu thông máu trong cơ thể.

4. Khu vực bắp chân
4. Khu vực bắp chân
Chân là bệ đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể, nếu như bạn phải đi thường xuyên hay ngồi nhiều thì bắp chân sẽ bị căng cơ, nhức mỏi. Ngồi nhiều khiến máu dồn xuống chân, dễ gây sưng và tê phù chân. Do đó, các chuyên gia khuyên rằng khi tắm rửa nên massage và chà nhẹ lên chân để thúc đẩy tuần hoàn máu, đưa máu ngược lên trên hiệu quả.
Ngoài ra, khi đi ngủ vào buổi tối bạn nên dùng miếng đệm để gác chân. Khi chân ở tư thế cao hơn sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu lên tim, cơ thể ít bị bệnh sẽ khỏe mạnh hơn.
Theo kknews
Nguồn: 
https://phunugiadinh.vn/thong-tin-suc-khoe/tam-duong-sinh-4-bo-phan-nay-tren-co-tam-cang-ky-huong-tho-cang-lau-99-moi-nguoi-van-khong-biet-dieu-nay/

No comments:

Post a Comment