Đọc đoạn văn cải tiến chữ viết nghe giống kiểu tiếng Việt lai Trung, dư luận càng phản đối
Xem clip đọc đoạn văn được cải tiến chữ viết theo đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền, nhiều người cho rằng nghe cách phát âm kiểu tiếng Việt lai Trung.
“Tiếng Việt” thành “Tiếq Việt”; "Luật giáo dục" phải viết là "luật záo zụk", "nhà nước" là "n'à nướk", "ngôn ngữ" là "qôn qữ"... Cách viết Tiếng Việt cải tiến mà PGS.TS. Bùi Hiền (nguyên Hiệu phó trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên phó Viện trưởng Viện Nội dung & Phương pháp dạy - học phổ thông) trong cuốn sách vừa xuất bản gần đây khiến dân mạng sôi sục.
Theo Dân Trí, ông Bùi Hiền cho rằng trải qua gần một thế kỷ, đến nay chữ quốc ngữ đã bộc lộ nhiều bất hợp lý, nên cần phải cải tiến để giản tiện, dễ nhớ, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian, vật tư... Những bất hợp lý mà PGS Bùi Hiền đưa ra gồm: Hiện tại, chúng ta sử dụng 2, 3 chữ cái để biểu đạt một âm vị phụ âm đứng đầu. Ví dụ C – Q – K (cuốc, quốc, ca, kali), Tr – Ch (tra, cha), S – X (sa, xa)… Bên cạnh đó, lại dùng 2 chữ cái ghép lại để biểu đạt âm vị một số phụ âm đứng cuối vần như Ch, Ng, Nh (mách, ông, tanh…).
Tác giả Bùi Hiền nhận định: “Đó là những hiện tượng không thống nhất, không theo một nguyên tắc chung nào dẫn đến khó khăn cho người đọc, người viết, thậm chí gây hiểu nhầm hoặc không hiểu được chính xác nội dung thông tin. Người học như trẻ em hay người nước ngoài, cũng rất hay mắc lỗi do sự phức tạp này mang lại”.
Từ đó, ông kiến nghị một phương án làm cơ sở để tiến tới một phương án tối ưu trình nhà nước. Chữ quốc ngữ cải tiến của tác giả Bùi Hiền dựa trên tiếng nói văn hóa của thủ đô Hà Nội cả về âm vị cơ bản lẫn 6 thanh điệu chuẩn, nguyên tắc mỗi chữ chỉ biểu đạt một âm vị, và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái tương ứng biểu đạt. Sẽ bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành và bổ sung thêm một số chữ cái tiếng Latin như F, J, W, Z. Ngoài ra, thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có trong bảng trên, cụ thể: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r. Vì âm “nhờ” (nh) chưa có kí tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng kí tự ghép n’ để biểu đạt.
PGS. TS Bùi Hiền - tác giả công trình nghiên cứu cải cách Tiếng Việt bị phê phán.
PGS.TS Bùi Hiền cho rằng bảng chữ mới không quá khó để học, thậm chí chỉ tốn 1-2 tiếng là có thể viết nhuần nhuyễn. Ông cho hay với bảng chữ cái hiện tại, học sinh lớp 1 phải tốn một năm để có thể học xong, song với bảng chữ mới, các em chỉ mất nửa năm.
Dù xem nghiên cứu của PGS.TS Bùi Hiền là công trình khoa học song tiến sĩ Khoa học Khoa Ngữ văn Đoàn Hương cũng thừa nhận rằng, nếu nó trở thành quy ước thì bà cũng phải học lại lớp 1 bởi “đó là bảng ngôn ngữ hoàn toàn mới và tôi đọc cũng không hiểu gì”. Khi ấy, người lớn không chỉ phải học viết như học sinh lớp 1 mà còn phải học đọc.
Thế nhưng, khi đọc thử đoạn văn được cải tiến chữ viết, một số người thấy mình giống bị ngọng và cách phát âm kiểu tiếng Việt lai Trung. Vì lẽ đó, nhiều người càng có lý do phản đối đề xuất của ông Bùi Hiền.
Điển hình là ví dụ về clip đọc đoạn văn dưới đây:
LUẬT GIÁO DỤC
Điều 7. Ngôn ngữ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số; dạy ngoại ngữ.
1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Thủ tướng chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác.
2. Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Ngoại ngữ quy định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác cần đảm bảo để người học được học liên tục và có hiệu quả.
Theo PGS.TS Bùi Hiền, việc cải tiến theo cách này sẽ thống nhất được chữ viết cho cả nước, loại bỏ được hầu hết thiếu sót, bất cập không nhất quán trước đây, gây khó khăn cho người dùng, giản tiện được bộ chữ cái khi từ 38 chữ cái chỉ còn 31, dễ nắm được quy tắc, dễ nhớ; tiết kiệm được thời gian, công sức, vật tư trong quá trình tạo lập các văn bản trên giấy và máy tính.
Theo PGS.TS Bùi Hiền, việc cải tiến theo cách này sẽ thống nhất được chữ viết cho cả nước, loại bỏ được hầu hết thiếu sót, bất cập không nhất quán trước đây, gây khó khăn cho người dùng, giản tiện được bộ chữ cái khi từ 38 chữ cái chỉ còn 31, dễ nắm được quy tắc, dễ nhớ; tiết kiệm được thời gian, công sức, vật tư trong quá trình tạo lập các văn bản trên giấy và máy tính.
=====================
TS Đoàn Hương: ‘Không thể để 1 đám quần chúng không hiểu gì vào ném đá Tiếq Việt’
IN ĐỜI SỐNG
Phát ngôn “Không thể để 1 đám quần chúng không hiểu gì vào ném đá Tiếq Việt” của TS Đoàn Hương lại vô tình gây nên sự tranh cãi dữ dội trong cộng đồng mạng.
TS Đoàn Hương phát ngôn gây sốc về đề xuất cải tiến chữ Quốc Ngữ
“Xã hội phát triển, nhờ những ý tưởng mới và táo bạo. Nếu chỉ thích đi theo những ý tưởng cũ, xã hội không thể đi lên”- Lời bà Hương.
Dân mạng bức xúc với phát biểu sốc của Tiến sĩ Đoàn Hương về đề xuất sửa đổi chữ viết: “Đây là công trình khoa học. Phải có những nhà khoa học định đoạt, chứ không thể nào để một đám quần chúng không hiểu gì cả ào ào vào ném đá“.
Là tiến sĩ Khoa học Khoa Ngữ văn mà lại dùng từ đám quần chúng trên sóng VTV, bà Đoàn Hương bị cư dân mạng chỉ trích.
Đề xuất cải tiến chữ viết của PGS.TS Bùi Hiền: Đừng bắt tôi học lại lớp 1 với con!
“Đừng bắt tôi ngồi chung lớp 1 với con!”
“Tiếng Việt” thành “Tiếq Việt”; “Luật giáo dục” phải viết là “luật záo zụk”, “nhà nước” là “n’à nướk”, “ngôn ngữ” là “qôn qữ”… Cách viết Tiếng Việt cải tiến mà PGS.TS. Bùi Hiền (nguyên Hiệu phó trường ĐHSP Ngoại ngữ Hà Nội) trong cuốn sách vừa xuất bản gần đây khiến dân mạng sôi sục.
Đó là cuốn sách Ngôn ngữ ở Việt Nam – Hội nhập và phát triển (tập 1) dày 2.200 trang, do NXB Dân trí phát hành, nhân Hội thảo ngữ học toàn quốc được tổ chức tại Trường Đại học Quy Nhơn hồi tháng 9.2017. Trong nội dung có bài Chữ quốc ngữ và hội nhập quốc tế của PGS.TS. Bùi Hiền (nguyên Hiệu phó trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên phó Viện trưởng Viện Nội dung & Phương pháp dạy – học phổ thông) với đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt.
Theo Dân Trí, ông Bùi Hiền cho rằng trải qua gần một thế kỷ, đến nay chữ quốc ngữ đã bộc lộ nhiều bất hợp lý, nên cần phải cải tiến để giản tiện, dễ nhớ, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian, vật tư… Những bất hợp lý mà PGS Bùi Hiền đưa ra gồm: Hiện tại, chúng ta sử dụng 2, 3 chữ cái để biểu đạt một âm vị phụ âm đứng đầu. Ví dụ C – Q – K (cuốc, quốc, ca, kali), Tr – Ch (tra, cha), S – X (sa, xa)… Bên cạnh đó, lại dùng 2 chữ cái ghép lại để biểu đạt âm vị một số phụ âm đứng cuối vần như Ch, Ng, Nh (mách, ông, tanh…).
Tác giả Bùi Hiền nhận định: “Đó là những hiện tượng không thống nhất, không theo một nguyên tắc chung nào dẫn đến khó khăn cho người đọc, người viết, thậm chí gây hiểu nhầm hoặc không hiểu được chính xác nội dung thông tin. Người học như trẻ em hay người nước ngoài, cũng rất hay mắc lỗi do sự phức tạp này mang lại”.
Từ đó, ông kiến nghị một phương án làm cơ sở để tiến tới một phương án tối ưu trình nhà nước. Chữ quốc ngữ cải tiến của tác giả Bùi Hiền dựa trên tiếng nói văn hóa của thủ đô Hà Nội cả về âm vị cơ bản lẫn 6 thanh điệu chuẩn, nguyên tắc mỗi chữ chỉ biểu đạt một âm vị, và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái tương ứng biểu đạt. Sẽ bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành và bổ sung thêm một số chữ cái tiếng Latin như F, J, W, Z. Ngoài ra, thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có trong bảng trên, cụ thể: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r. Vì âm “nhờ” (nh) chưa có kí tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng kí tự ghép n’ để biểu đạt.
Một ví dụ về việc cải tiến tiếng Việt được PGS.TS Bùi Hiền đưa ra:
Luật giáo dục
Điều 7. Ngôn ngữ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số; dạy ngoại ngữ.
1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Thủ tướng chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác.
2. Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Ngoại ngữ quy định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác cần đảm bảo để người học được học liên tục và có hiệu quả.
Theo PGS.TS Bùi Hiền, việc cải tiến theo cách này sẽ thống nhất được chữ viết cho cả nước, loại bỏ được hầu hết thiếu sót, bất cập không nhất quán trước đây, gây khó khăn cho người dùng, giản tiện được bộ chữ cái khi từ 38 chữ cái chỉ còn 31, dễ nắm được quy tắc, dễ nhớ; tiết kiệm được thời gian, công sức, vật tư trong quá trình tạo lập các văn bản trên giấy và máy tính.
Theo PGS.TS Bùi Hiền, việc cải tiến theo cách này sẽ thống nhất được chữ viết cho cả nước, loại bỏ được hầu hết thiếu sót, bất cập không nhất quán trước đây, gây khó khăn cho người dùng, giản tiện được bộ chữ cái khi từ 38 chữ cái chỉ còn 31, dễ nắm được quy tắc, dễ nhớ; tiết kiệm được thời gian, công sức, vật tư trong quá trình tạo lập các văn bản trên giấy và máy tính.
Đoạn văn bản sau khi được cải cách theo nghiên cứu của PGS.TS Bùi Hiền:
Hầu hết dân mạng đều phản đối ý tưởng cải tiến chữ viết của PGS.TS Bùi Hiền. Rất nhiều ý kiến cho rằng, tiếng Việt hiện tại không cần thiết cải tiến. Nếu cải tiến sẽ có nhiều hệ lụy như kho tư liệu đồ sộ cũ chuyển sang chữ viết mới thì sẽ xử lý ra sao? Hơn nữa, để thay đổi sẽ phải mất rất nhiều thời gian: Thay đổi nhận thức, thay đổi cách học, cách dạy, sách giáo khoa cũng phải thay đổi, các văn bản, sách, báo, rồi lập trình chữ viết trên máy tính… Nhiều người cho rằng, ý tưởng cải tiến này khá rối rắm, không thể chấp nhận.
Một bà mẹ có con nhỏ sắp học lớp 1 bình luận dí dỏm: “Làm ơn, con tôi năm sau đi học lớp 1 rồi. Đừng bắt tôi ngồi chung lớp với nó”.
Tuy không ủng hộ nhưng cũng có vài người cho rằng ý tưởng của PGS-TS Bùi Hiền không hẳn bất hợp lý, vì ông hướng đến một nguyên tắc thống nhất về ngôn ngữ Việt.
PGS.TS Bùi Hiền: Tôi bị chê là người dửng mỡ.
Trước làn sóng phản đối của dư luận, PGS.TS Bùi Hiền cho biết nhiều người khi biết ý tưởng này đã phê phán nặng nề và chê ông là người ‘dửng mỡ’.
PGS.TS Bùi Hiền tiết lộ với VTC News nghiên cứu của ông chưa hoàn thiện nhưng đã bị đưa ra bàn tán: “Vấn đề này không phải mới. Việc này được tôi bắt tay vào nghiên cứu từ hơn 30 năm về trước. Bây giờ tôi mới đưa ra được một nửa đề án, tức là mới có một phần về phụ âm, còn nguyên âm tôi chưa đưa ra. Về nghiên cứu của mình, tôi mới chỉ đưa ra ở khuôn khổ là báo cáo khoa học trong giới ngôn ngữ học để tranh thủ lấy ý kiến từ các đồng nghiệp. Đây không phải là một cuộc trưng cầu dân ý vì không phải là đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo hay của Nhà nước mà chỉ là ý kiến của một cá nhân. Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều nhưng tôi sẽ làm việc này đến cùng, tôi sẽ sớm đưa ra công luận khi đã hoàn thiện nó.
Trước khi báo cáo khoa học, tôi cũng đã nhận được những phản ứng trái chiều cả từ dư luận và đồng nghiệp. Đa số họ thấy Tiếng Việt như thế là tốt lắm rồi, cứ để yên nó như thế thôi, chẳng chết ai. Ngay trong giới ngôn ngữ học, có nhiều người ủng hộ nhưng cũng có không ít người phản đối ý tưởng của tôi. Đôi khi cũng có những người còn đang đắn đo, suy nghĩ.
Ngoài ra, việc báo chí đưa nghiên cứu chưa hoàn thiện của tôi ra trước công luận hơi vội, khi tôi chưa có sự chuẩn bị kỹ, chưa đưa ra những bản chính thức mà chỉ mới có bản tóm tắt như vậy khiến người ta hiểu không hết nên phản ứng tiêu cực. Tuy nhiên, khi bắt tay vào làm tôi lường trước hết được những khó khăn xảy ra. Tôi không giật mình vì chuyện này nhưng để làm cho nó tốt, không mất công, không gây ra xáo trộn trong suy nghĩ của cả xã hội thì chưa nên đưa công trình cải cách của tôi tôi ra xã hội”.
PGS. TS Bùi Hiền – tác giả công trình nghiên cứu cải cách Tiếng Việt bị phê phán.
Trước những lời bình rằng công trình nghiên cứu tâm huyết của mình viển vông và không thực tế, ông Bùi Hiền đáp: “Dư luận không được chuẩn bị gì cả nên họ hoảng quá và phản ứng một cách hơi tiêu cực. Thật ra, việc làm của tôi rất tích cực và thời sự nhưng họ không hiểu được cho nên phản ứng tiêu cực. Như vậy là không lợi cho công việc của khoa học, công việc của xã hội, của văn hóa.
Thậm chí, có người đọc được ý tưởng của tôi còn phê phán nặng nề hơn. Họ nói là sao thời buổi đang khó khăn thế này lại dửng mỡ đưa ra những trò đó. Song thực tế, nếu bạn đọc kỹ bản nghiên cứu của tôi thì sẽ hiểu lý do cấp thiết vì sao phải cải cách ngôn ngữ, đồng thời là làm thế nào để cải cách được nó.
Rất tiếc công trình nghiên cứu của tôi vẫn chưa hoàn chỉnh để công bố trước dư luận. Đến tháng 3.2018, tôi sẽ báo cáo nốt phần sau để cho các đồng nghiệp tham khảo, đóng góp ý kiến và góp ý. Tôi sẽ mời báo chí đến dự, nếu các bạn nghe và thấy rằng đó là vấn đề khả thi có thể đưa ra trước công luận để lấy ý kiến”.
Cải tiến chữ viết xưa rồi và chẳng mang lại lợi lộc gì!
Trả lời Tri Thức Trẻ, ông Huỳnh Văn Thông, Tiến sĩ Ngôn ngữ và là Trưởng khoa Báo chí Truyền thông, trường ĐHKHXH&NV TP.HCM cho rằng cải tiến chữ viết không có gì lạ và cũng chẳng mới mẻ, nhưng thay đổi chẳng có lợi lộc gì: “Ở bất cứ ngôn ngữ nào, cũng sẽ có chuyện chữ viết, phát âm có những điểm không thống nhất hoặc là “vênh” như tác giả Bùi Hiền nói. Trong tiếng Anh, nếu để ý, chúng ta cũng có thể tìm được những điều tương tự. Các quốc gia từng trải qua những tranh cãi như thế, nhưng đã lâu lắm rồi!
Chuyện các chuyên gia ngôn ngữ ngồi lại để đưa ra đề nghị gom chữ này lại với chữ kia cho nó đẹp, cho tối ưu… là có. Nhưng bài học cơ bản nhất mà người ta rút ra về việc này đó là: Những chuyện như thế, có bàn luận cũng không để làm gì cả, mà bắt mình phải trả những cái giá rất đắt, như sẽ làm thay đổi những thói quen đọc viết, sách vở cũ không biết giải quyết ra sao, thời gian nào để người ta học lại chữ viết mới… Thậm chí, Viện Ngôn ngữ học ở Pháp từng có giai đoạn ghi hẳn một tấm bảng dán ngoài cổng với thông báo rằng: Chúng tôi không nhận bất cứ đề tài hay đề xuất khoa học nào về việc thay đổi chữ viết.
Nhiều người biết chuyện thay đổi này không mang được lại cái lợi lộc gì. Vài cái phức tạp về chính tả ấy, không là gì so với trình độ, nhận thức và năng lực học hỏi của con người”.
Ông Huỳnh Văn Thông: Cải tiến chữ viết chẳng có lợi lộc gì.
Tuy vậy, ông Huỳnh Văn Thông cho rằng đề xuất của ông Bùi Hiền xuất phát từ cái tâm huyết và nên tôn trọng.
“Điều mình bình luận ở đây là có thể, tác giả Bùi Hiền hơi thiếu tầm nhìn một chút. Tầm nhìn ở đây tức là những chuyện như vậy không phải là người ta không biết, mà thấy từ lâu rồi, nhưng người ta đã đạt được đến cái tầm nhìn là không để làm gì cả. Vì vậy, chúng ta không nhất thiết phải bàn đến nó. Tôi chỉ thấy uổng cho tác giả là ông đã giành công sức cho việc đó rất tâm huyết. Khi ông Bùi Hiền đưa ra đề xuất đó thì làm cho mọi người khó chịu. Ngoài ra, trong đề xuất của tác giả có vài khía cạnh về mặt chuyên môn như việc dùng chữ này để ký âm cho chữ kia, một vài quy tắc hơi kỳ cục. Dù sao, tôi cũng tôn trọng tâm huyết của tác giả”, Trưởng khoa Báo chí Truyền thông, trường ĐHKHXH&NV TP.HCM chia sẻ thêm.
Các thương hiệu người Việt hay đọc sai, hóa ra Nike không phải đọc là “Nai” đâu nhé!
Theo Motthegioi
++++++++++
Sự “cái tiến” như PGS TS Bùi Hiền đề nghị đã làm méo mó chữ Quốc Ngữ, nếu không muốn nói là ám sát nó, rất nguy hại. Nó khiến người ta hoang mang, tốn thì giờ, tốn công sức. Và nếu vô phúc nó được đem ra áp dụng thì tiết kiệm đâu không thấy, chỉ thấy nó tiêu phí rất nhiều năng lực, thì giờ và tiền bạc.
Để tránh sự nguy hại này, chúng tôi đề nghị chúng ta không tiếp tay phổ biến nó, cho dù chỉ là phổ biến để làm trò cười với nhau. Càng làm cho nhau cười, thứ chữ “cải tiến” này càng lan rộng. Các em trẻ tuổi vốn thích nghịch ngợm đã "chế tác" ra đủ các loại chữ viết “bí hiểm” để “chít chát” với nhau, nay gặp được thứ đồ chơi này sẽ đem ra dùng… cho biết. Dùng hoài hoá thiệt. Rốt cuộc, người ta không còn biết đâu là đúng đâu là sai nữa. Bây giờ đã thấy xuất hiện một bộ “Cuyển dổi Tiếq Việt” rồi đó.1. Chữ Quốc Ngữ là một hệ thống ký âm: âm phát ra như thế nào thì dùng những chữ cái (mẫu tự, ký tự) a, b, c, d, đ v.v… để ghi lại âm đó lên trên giấy. Cũng giống như người ta dùng những nốt nhạc do, re, mi, fa, sol, la, si để ghi lại trên giấy âm thanh của một khúc nhạc, một bản nhạc. Điểm này cho thấy chữ Quốc Ngữ và chữ Hoa (chữ Tàu) đặt trên hai nền tảng hoàn toàn khác nhau: chữ Hoa đặt trên nền tảng hình vẽ, hình tượng thế nào thì vẽ ra như thế, đơn giản nét đi rồi cho vào một ô vuông tưởng tượng mà thành ra chữ.
2. Chữ Quốc Ngữ là thứ chữ ghi tiếng nói của cả nước chứ không phải ghi tiếng nói của một miền, một vùng, một thành phố, cho dù thành phố đó là Hà Nội. Khi các nhà truyền giáo sáng tạo chữ Quốc Ngữ, các ông này đã đi khắp tất cả mọi nơi trên đất nước ta: Đàng Trong, Đàng Ngoài, miền Bắc, miền Trung, miền Nam, thu thập các cách phát âm, tổng hợp lại mà ra các âm (thể hiện bằng những chữ cái) và các thanh độ (thể hiện bằng các dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng.) Khi chỉ dựa vào cách phát âm của một miền, một vùng, một thành phố để làm thành bộ chữ thì thứ chữ ấy không thể được gọi là chữ Quốc Ngữ nữa. Ấy là chưa kể người của một vùng có thể thay đổi cách phát âm, lý do là có sự thay đổi người sinh sống ở vùng ấy. Người Hà Nội trước đây và người Hà Nội bây giờ trong cách phát âm có nhiều điểm không giống nhau.
3. Chữ Quốc Ngữ là thứ chữ có thể nói là duy nhất tại Á châu nằm trong khối chữ viết dùng hệ thống mẫu tự La-tinh. Những thứ chữ khác tại Á châu cũng dùng bảng mẫu tự La-tinh đều chỉ có tính cách thử nghiệm hoặc sử dụng trong phạm vi hạn hẹp, hầu như chỉ có tính cách phiên âm mà thôi. Đã gọi là nằm trong một hệ thống thì cách phát âm qua ký hiệu là các chữ cái phải giống nhau hoặc tương tự. Thí dụ: âm [thờ] được ký âm bằng hai chữ cái T và H: TH. Nhìn ký tự TH, người ta phát âm được là [thờ]. Nếu đổi đi, dùng ký tự W để ghi âm [thờ] thì tự mình tách ra khỏi hệ thống chung, gây rắc rối, khó hiểu chứ không phải là “hội nhập” thế giới. Người dạy tiếng Việt ở nước ngoài, khi dạy thường phải dùng phương pháp đối chiếu các ngôn ngữ: tiếng Việt với tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây-ban-nha. Học viên cảm thấy chữ Việt cũng có cách viết tương tự như ngôn ngữ của họ khiến họ cảm thấy dễ học, dễ viết. Đổi TH thành W để ghi âm [thờ] thì học viên chỉ có nước… chết!
4. Bảng mẫu tự tiếng Việt vốn có (từ thời Alexandre de Rhodes) (1) dựa vào nguyên tắc "đơn giản tối đa" để dễ học, dễ nhớ. Thí dụ: đã có ký tự P và ký tự H, ghép lại thành PH để ký âm [phờ] thì không cần F phải có mặt trong bảng mẫu tự nữa. Vì thế mà trong bảng mẫu tự tiếng Việt không có những chữ cái F, J, W, Z.
5. Tuy đơn giản, bảng mẫu tự này lại rất tinh tế. Cùng là âm [cờ] mà bình thường được ghi bằng ký tự C, lại được ghi bằng ký tự K khi âm [cờ] này đứng trước những âm I, E, Ê vì đây là 3 âm đầu lưỡi, và được ghi bằng ký tự Q(u) khi đứng trước những âm/vần bắt đầu bằng UY (và OA.) (2) Bỏ mất điểm tinh tế này đi, chữ Quốc Ngữ mất đi phần nào nét đặc biệt của nó. Vả lại, nếu đồng hoá, chỉ dùng K cho tất cả các âm [cờ] thì sẽ ra tình trạng hai chữ CỦA và QUẢ được viết giống nhau: KỦA.
6. Chữ Quốc Ngữ có đặc điểm là âm nào phát ra được cũng ghi (viết) được và chỉ có một cách viết đúng mà thôi. Thí dụ: phát âm là [chuyện] với phụ âm [chờ] đứng đầu thì phải viết là CHUYỆN; mà phát âm là [truyện] với phụ âm [trờ] đứng đầu thì phải viết là TRUYỆN. Người Hà Nội có thể phát âm hai âm [chuyện] và [truyện] giống nhau, đều là [chuyện] mà thôi, nhưng tại rất nhiều vùng trên toàn đất nước, đồng bào mình phát âm rất rõ hai âm [chuyện] và [truyện]. Không nên làm nghèo cách phát âm phong phú của người mình.
https://www.facebook.com/minhtung.tran/posts/1894651777244136
Đây là những điểm căn bản của chữ Quốc Ngữ:
No comments:
Post a Comment