Gừng đã tốt, nhưng nếu chế biến theo hướng dẫn của tiến sĩ Nhật càng hiệu quả gấp bội
- Cách chế biến gừng của Tiến sĩ Nina sau khi xuất bản đã trở thành cuốn sách bán chạy ở Nhật nhờ cách chế biến giúp gừng phát huy tác dụng lên tới 20 lần so với nấu thông thường.
- Mỗi sáng ngậm vài lát gừng, cơ thể nhận được 3 điều kỳ diệu: Chia sẻ thực tế từ người bệnh
Cách chế biến gừng của Tiến sĩ Nina sau khi xuất bản đã trở thành cuốn sách bán chạy ở Nhật nhờ cách chế biến giúp gừng phát huy tác dụng lên tới 20 lần so với nấu thông thường.
Chúng ta đều biết gừng là một trong những loại gia vị tốt nhất trong căn bếp của mỗi gia đình đối với sức khỏe, nhưng cách chế biến gừng thế nào để nhận được những lợi ích tốt nhất cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết.
Đa số chúng ta sử dụng gừng tươi chế biến trực tiếp vào các món ăn, hoặc sẽ phơi khô nghiền thành bột để pha chế hay làm thuốc. Trong bài viết này, Tiến sĩ Nina Ishihara sẽ hướng dẫn bạn cách chế biến gừng đơn giản nhưng hiệu quả tăng gấp 20 lần.
Cuốn sách về cách chế biến gừng trở thành sách bán chạy
Theo giới thiệu của tiến sĩ y khoa Nhật Bản, giám đốc Viện Khoa học và Công nghệ Thực phẩm Bình Liễu Yếu (Hirayanagi), gừng có thể cải thiện tình trạng bệnh bàn tay chân lạnh, tăng cường khả năng miễn dịch, giải độc, chống dị ứng và giảm cân.
Một cuốn sách vừa mới xuất bản nửa năm đã bán được tới 80.000 bản có tên là "Cách hấp gừng tươi tốt cho sức khỏe" của tác giả Nina Ishihara đang rất nổi tiếng tại Nhật Bản.
Gừng chứa rất nhiều chất Plantigenic quý giá, trong đó có chất Gingerol có tác dụng làm ấm tứ chi, nâng cao khả năng trao đổi chất, đồng thời chất Shogaol có thể làm ấm toàn bộ cơ thể, một trong những yếu tố nguồn gốc của việc duy trì trạng thái sức khỏe tốt.
Tiến sĩ Nina Ishihara cho rằng, nếu hấp gừng, chất Gingerol có trong gừng sẽ chuyển hóa thành chất Shogaol, từ đó sẽ làm tăng hiệu quả lên tới 20 lần, làm cho cơ thể có thể hấp thu một cách tốt nhất, đây chính là yếu tố giúp giảm cân hiệu quả và phòng cách bệnh liên quan.
Những nghiên cứu gần đây phát hiện, gừng còn có thể chống axit hóa, ngăn ngừa chứng viêm não mãn tính, từ đó giúp con người cải thiện việc phòng tránh lão hóa não sa sút trí tuệ hay giảm trí nhớ.
Tiến sĩ Nina cho biết thêm, chất Gingerol có trong gừng chuyển hóa thành chất Shogaol ở môi trường nhiệt độ tốt nhất là từ 80 ~ 100 ℃, vì vậy, nếu trực tiếp cho gừng vào nồi nước đang sôi để nấu thì nhiệt độ có thể dễ dàng vượt quá 100 ℃, dẫn đến mất mát chất phenol. Chính vì lý do này mà TS Nina khuyên rằng cách ăn gừng tốt nhất chính là hấp.
Cách làm món gừng hấp của Tiến sĩ Nina
Nguyên liệu: 1 củ gừng tươi khoảng 100g.
Cách làm:
Do vỏ gừng chứa rất nhiều các thành phần dinh dưỡng khác nhau nên bạn không nên gọt bỏ vỏ.
Rửa sạch gừng, thái thành từng lát mỏng khoảng 1-2mm.
Đổ vào nồi một lượng nước khoảng 3cm tính từ đáy nồi, cho đĩa hấp vào, để gừng lên và đậy khăn vải làm bếp che phủ lên phần gừng. Không để các lát gừng dính đè lên nhau.
Đậy vung nồi, nấu lửa vừa, hấp khoảng 30 phút cho đến khi thấy hơi gừng nóng bốc lên là được.
Trong quá trình hấp nếu nước bị cạn thì có thể rót thêm nước vào để không làm cháy nồi.
Sau khi hấp xong, phơi gừng dưới ánh nắng mặt trời khoảng 2-3 ngày để gừng hoàn toàn khô ráo.
Nếu trực tiếp dùng từng miếng gừng khô này sẽ khá cay, nên tốt nhất bạn nên nghiền gừng thành bột, dùng để pha trà hoặc dùng làm nguyên liệu gia vị chế biến các món ăn theo nhu cầu.
Kiến nghị mỗi ngày sử dụng khoảng 1 thìa (2g).
Cách làm món viên gừng đông đá của Tiến sĩ Nina
Nếu như chế biến gừng hấp thành gừng đông đá thì hiệu quả hấp thụ vào cơ thể còn tốt hơn nữa. Bởi vì gừng đông đá có thể giúp cơ thể hấp thu toàn bộ chất dinh dưỡng.
Cách làm viên gừng đông đá
Dùng khoảng 200g gừng đã hấp chín theo hướng dẫn trên, thêm 100ml nước, cho vào máy xay sinh tố hoặc cối giã cho nhuyễn thành hỗn hợp nhuyễn.
Rót hỗn hợp gừng đã xay vào khay làm đá để vào ngăn đá cho đông lại thành từng viên gừng như những viên đá nhỏ. Gỡ ra cho vào hộp bảo quản.
Mỗi lần chế biến món gừng này, bảo quản trong ngăn đá và sử dụng trong vòng 1 tháng.
Viên gừng đông đá này có thể sử dụng nhiều cách, tốt nhất là cho vào nước chanh để uống, thêm đường và mật ong pha thành một cốc nước để chăm sóc sức khỏe hàng ngày.
Ngoài ra có thể pha vào trà để huống, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, loại bỏ độc tố, các chất cặn bã trong cơ thể. Người bị nặng khí thì nên uống nước này để cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng, thư giãn hơn.
Bên cạnh đó, khi nấu ăn các món thông thường, nếu cần dùng đến gừng thì cũng có thể thả viên gừng đông đá này vào nồi canh hoặc các món xào. Tác dụng rất tốt.
*Theo Ninaishihara.com/ NTDTV
=================================
Mỗi sáng ngậm vài lát gừng, cơ thể nhận được 3 điều kỳ diệu: Chia sẻ thực tế từ người bệnh
Vào mỗi sáng, chăm chỉ ngậm 3 lát gừng trong khoảng 10 - 30 phút, bạn sẽ không còn bị cảm cúm, chữa khỏi sỏi ống mật chủ, viêm gan...
Nghiên cứu đã chứng minh, trong gừng tươi có các hoạt chất như tinh dầu zingiberen, chất nhựa, chất cay, tinh bột, axit amin, axit nicotinic, axit citric, axit ascorbic, protein, chất béo, thiamin, riboflavin, carotenes, chất xơ thô và canxi, phốt pho, sắt... có giá trị dinh dưỡng khá cao.
Củ gừng có vị cay và hương thơm đặc biệt, có thể dùng để điều vị thêm hương, là thứ gia vị vô cùng hấp dẫn và không thể thiếu trong cuộc sống. Gừng có thể ăn sống, có thể nấu chín, có thể ngâm, ngâm muối, ngâm chua, có thể gia công thành nước gừng, bột gừng, rượu gừng, gừng khô, có thể chiết xuất sản xuất hương liệu...
Gừng sống ngọt, cay nhưng ấm, trong đông y có công dụng tán hàn ôn trung, phát hãn, làm ấm tỳ vị, chống nôn, sát khuẩn, giảm đau, chống viêm, còn có thể thư giãn mao mạch, tăng cường tuần hoàn máu, kích thích dạ dày hỗ trợ tiêu hóa.
Gừng tươi có thể dùng khi "phòng hàn tà nhiệt, nghẹt mũi, nôn mửa, long đờm". Gừng khô thích hợp dùng khi " tỳ vị hư hàn, đau bụng do lạnh, trướng bụng, thổ tả, phòng tà tiêu độc, cầm máu...".
rước khi tìm hiểu về các cách dùng gừng chúng ta cùng xem tâm sự của một độc giả sau gần 1 năm sử dụng gừng: "Bắt đầu từ mùa xuân năm ngoái, tôi kiên trì với gừng vào mỗi sáng thức dậy, liên tục không đứt đoạn, ngay cả khi đi du lịch tôi cũng mang theo gừng. Đến nay đã gần 1 năm, tôi đã cảm nhận được 3 điều kì diệu xảy ra với cơ thể mình...
Điều kì diệu thứ nhất: Không còn bị cảm cúm
Trước đây, thỉnh thoảng khi thời tiết thay đổi, tôi lại hay bị cảm cúm. Từ khi dùng gừng đến nay, tôi chưa một lần bị lại, thỉnh thoảng có dấu hiệu của cảm cúm chỉ cần uống 1 gói phòng cúm là hết ngay.
Người xưa có câu: "Sáng sớm ăn gừng, như ăn nhân sâm; buổi tối ăn gừng chẳng khác gì ăn thạch tín (sáng ăn gừng có lợi, tối ăn gừng có hại)". Qủa thật, gừng đã giúp tôi không còn phải khó chịu vì chứng cảm cúm.
Điều kì diệu thứ hai: Chữa khỏi bệnh sỏi ống mật chủ
Ngày 6/8 năm ngoái, khi kiểm tra sức khỏe tổng thể, siêu âm ổ bụng phát hiện sỏi ống mật chủ thùy gan trái kích thước 0.8*0.2 cm, tôi chưa bao giờ uống bất kì loại thuốc điều trị sỏi mật nào, chỉ kiên trì dùng gừng vào mỗi buổi sáng ngủ dậy.
Ngày 7/6 năm nay, sau khi siêu âm kiểm tra lại, túi mật bình thường, không còn sỏi. Theo mọi người nói, dùng gừng vào sáng sớm, sỏi mật, sỏi thận đều có thể chữa khỏi.
Điều kì diệu thứ ba: Xét nghiệm chức năng gan, toàn bộ âm tính
5 năm liền từ năm 1998 đến năm 2002 mỗi lần làm xét nghiệm chuẩn đoán viêm gan B, trong danh mục xét nghiệm luôn có hai mục là kháng thể e viêm gan loại B (Hepatitis B e - Antibody) (HBeAb hay anti - HBe) và kháng thể lõi viêm gan loại B (HBcAb hay anti-HBc) đều cho kết quả dương tính. Năm nay, cũng những xét nghiệm đó và toàn bộ các mục đều cho kết quả âm tính..."
Cách dùng gừng như sau
Gừng sống cạo vỏ (vỏ gừng tính mát), mỗi ngày cắt 4,5 lát gừng tươi (cắt mỏng như giấy, nếu cắt quá dày sẽ cay) cho vào một chiếc bát. Mỗi sáng dậy, uống một cốc nước lọc trước, sau đó đổ nước sôi vào bát gừng khử độc, rồi cho mấy lát gừng vào ngậm trong miệng, khoảng 10-30 phút, sau đó nhai nát cho mùi vị gừng lan tỏa trong miệng, xuống dạ dày và lên mũi.
Dưới đây là những bài thuốc từ gừng có tác dụng điều trị tốt, được dân gian đúc kết lại và qua thực tiễn điều trị bệnh
1. Trị nôn: Nước gừng 1 thìa canh, mật ong 2 thìa canh, nước sôi 3 thìa canh, đun sôi uống một lần.
2. Trị phong hàn đau xương, đau khớp:
Gừng sống, thân hành lá lượng vừa đủ, đập nát sao nóng, bọc trong vải chườm vào chỗ đau, ngày làm nhiều lần. Đặt mấy lát gừng sống lên chỗ đau, châm bằng que ngải.
3. Trị bệnh dạ dày: Gừng sống, vỏ quế 12gram, đun với lượng nước vừa đủ, uống ngày 2 lần.
4. Trị cảm nắng hôn mê: Gừng sống, hẹ lượng vừa đủ, tỏi 1 củ, tất cả xay lấy nước uống.
5. Trị kiết lỵ cấp: Gừng sống 25g, đường đỏ 50g, tất cả xay nhuyễn, một ngày uống 3 lần, uống liên tục trong vài ngày.
6. Đau bụng sau sinh: Gừng sống, đương quy mỗi thứ 150g, thịt dê 1000g, đổ nước vừa đủ hầm thành canh, chia nhiều lần uống.
7. Trị vết thương bầm tím, trẹo lưng: Gừng sống, khoai môn mỗi thứ một nửa nghiền nát, cho thêm chút bột trộn đều, đắp vào vết thương, mỗi ngày thay 2 lần.
8. Trị viêm dạ dày, ruột cấp: Gừng sống 5 lát, trà: 20g, tỏi 1 củ, nghiền nát, pha bằng nước sôi thêm đường đỏ uống ngày 3 lần.
9. Trị hàn lỵ: Gừng sống: 4 lát, trà: 15g, pha đặc cho thêm nửa thìa canh dấm, uống khi nóng, ngày 3 lần.
10. Trị nhiệt lỵ: Gừng sống 4 lát, trà 15g, hoàng liên 6g, pha nước uống nguội, mỗi ngày 3 lần.
11. Trị sốt rét: Gừng sống 4 lát, trà 15g, pha nước nóng thêm đường đỏ lượng vừa đủ, uống nóng ngày 2 lần.
12. Trị say tàu xe: Gừng sống 1 lát đặt trên rốn, bên ngoài dán một miếng dán giảm đau, sẽ có tác dụng ngay.
13. Trị vết nứt nẻ, tổn thương do lạnh: Gừng lượng vừa đủ giã nát, ngâm rượu trắng, làm nóng rượu gừng lau vết thương, ngày 3 lần.
14. Trị chứng ra nhiều mồ hôi chân: Gừng sống 15g, phèn chua 15g, đun nước ngâm chân, ngày 1 lần.
15. Trị ho do cảm lạnh, ho do hư hàn lâu ngày: Gừng sống 5 lát, thịt quả óc chó, đường đỏ (lượng vừa đủ), xay nhuyễn rồi ăn.
16. Trị đau bụng hư hàn ở phụ nữ: Gừng sống, đường đỏ vừa đủ đun nước uống.
17. Ra mồ hôi giải cảm, ấm phổi trừ ho: Gừng sống 10 lát, trà 7g, pha nước sôi uống nóng.
18. Trị cảm mạo phong hàn:
• Gừng sống vài lát, củ cải trắng 250g, đường đỏ vừa đủ, đun thành canh uống nóng, ra mồ hôi là giải cảm.
• Gừng sống 6g, thân hành lá 5 cọng, đường đỏ vừa đủ, nấu canh uống nóng, đối với người mới bị cảm hoặc bị nhẹ rất có hiệu quả.
• Gừng sống 90g, củ cải trắng 60g, mã thầy 60g, xay tất cả lấy nước, chia làm 3 phần đun nóng uống, ngày 1 lần
• Gừng sống 6g, thân hành lá 2 cọng, táo tàu 4 quả, nấu canh uống, rất hiệu quả với bệnh nhẹ không ra mồ hôi.
• Gừng sống 5g, thân hành lá 1 cọng, đậu xanh 15g, cà rốt 30g, táo tàu 4 quả, đun nước uống nóng, ngày 3 lần, rất hữu hiệu đối với cảm sốt, khát nước.
• Gừng sống, thân hành lá mỗi loại 30g, muối ăn 6g, rượu trắng 1 cốc, xay nhuyễn gừng, hành, muối , cho rượu vào khuấy đều rồi dùng hỗn hợp này xoa bóp trước ngực, sau lưng, khoeo tay, lòng bàn tay, gan bàn chân, rất hữu hiệu đối với người bị cảm đau người, đau mỏi xương khớp, sốt cao không giảm.
• Gừng già 10g nướng nóng, cắt lát xoa lên huyệt bách hội, huyệt đại chùy hoặc từ huyệt đại chùy xuống tới huyệt mệnh môn, đến khi da hơi đỏ lên, là có thể tiêu hàn, hết đau mỏi toàn thân.
*Theo Ifeng
No comments:
Post a Comment