03 January 2015

Dẫu Vui..Buồn Cũng Phải Biết Quay Về – Đức Quảng


Dẫu Vui Buồn Cũng Phải Biết Quay Về - Đức Quảng 

Dẫu Vui Buồn Cũng Phải Biết Quay Về - Đức Quảng 
http://gdptchanhtho.com/2015/01/03/dau-vui-buon-cung-phai-biet-quay-ve-duc-quang.html.
LM. Alexandre de Rhodes người đã thành công trong việc "soán ngôi" văn hóa Hán Nôm.

Con đường Gia Đình Phật Tử khởi đi trên quê hương Việt Nam từ hơn 70 năm trước đã liên tục chuyển mình từ Đoàn Thanh Niên Phật Học Đức Dục dẫn đầu phong trào lập các đoàn Đồng Ấu Phật Tử đến các  Gia Đình Phật Hóa Phổ và chính thức với danh xưng Gia Đình Phật Tử từ năm 1951, từ đó đến nay đã 64 năm.Alex 550

Trải hơn 80 năm làm dân thuộc địa của thực dân Pháp chúng ta sống trong cảnh “Nước mất nhà tan”, nguồn Nho học đang độ suy tàn không đủ sức đối đầu với trào lưu văn hóa mới, lối sống tây phương hợp sức cùng cuộc cải cách chữ quốc ngữ được thay thế bằng các mẫu tự Latin do các nhà truyền đạo Bồ Đào Nha, Pháp Ý họp sức nghiên cứu từ đầu thế kỷ XVI mà người đứng đầu là Alexandre de Rhodes (A-lịch-sơn Đắc-lộ), gọi tắt là linh mục Đắc Lộ. Cuối thế kỷ XIX nguồn văn hóa chữ viết Hán-Nôm của Việt Nam xưa bị “nuốt chửng”, cũng là thời điểm mà Nho phong bị gãy đổ kể từ khi danh xưng Quốc Ngữ tức là nói đến chữ viết Latin phát triển toàn quốc. Ở một trào lưu mà mọi thứ trong một nước thuộc địa đều chuyển mình “cách tân” cuồn cuộn cho phù hợp thời thế thì nếp phong hóa mấy ngàn năm của dân tộc Việt Nam cũng không thể nào cưỡng nổi, cho đến hôm nay chữ Nho tuy vẫn có thể làm nền để các người hiểu biết đọc được chữ Hoa và phát triển thêm khả năng về Hoa ngữ nhưng đối với dân Việt, chữ Nho chỉ còn tồn tại trong kinh điển hay những bản sớ sao Phật giáo do chư Tăng Ni Bắc tông còn được học, chữ Nho hay văn học Hán Nôm đối với Việt Nam đã biến thành loại “tử ngữ” từ lúc ấy. Duy có một giềng mối rất quan trọng cần phải giữ gìn ấy là lương tri, đạo đức, nếp nhà trong đời sống dân sinh, nhiệm vụ này Phật Giáo Việt Nam đã ra công gắng sức gánh vác trong muôn vàn khó khăn từ các vị trí pháp lý xã hội đến các sự dị biệt bất đồng trong các hoàn cảnh.

Thời may, phong trào chấn hưng đạo pháp phát xuất từ Trung Hoa đã mở một hướng đi mới cho Phật Giáo Việt Nam. Lúc bấy giờ, thực dân Pháp và triều đình Huế chỉ xem Phật Giáo Việt Nam đơn thuần là một “hiệp hội” không hơn, không kém (đạo dụ số 10). Chư Tôn thạc đức và quý Cư sĩ thuần thành thời đó đã tùy thuận thời thế để hành hoạt phát triển các hội Phật học, rồi các Giáo hội tăng già khắp ba miền Bắc, Trung, Nam. Tổng hội Phật Giáo Việt nam là bước hợp nhất của Giáo hội tăng già ba miền tại chùa Từ Đàm năm 1951 đã hòa cùng một nhịp nối liền một  mạng mạch lưu chuyển trong nguồn sống dân sinh sau bao ngày suy yếu và phân hóa. Đến năm 1963 Trong Pháp nạn và Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo đệ đạt các nguyện vọng về sự kiện bình đẳng tôn giáo thì lúc đó chính phủ nhà Ngô mới công nhận đạo Phật là một “Tôn Giáo” như Thiên Chúa Giáo. Năm 1964 tòa nhà Giáo hội Phật Giáo Thống Nhất mới được thiết lập chung trên sự thuận hiệp của các tông phái lớn và Bắc-Nam tông. Kết quả của những năm tháng kiên trì, kham nhẫn, hy sinh tài sản, thân mệnh, tử đạo…của toàn thể Phật giáo đồ.

Nhớ khi xưa, khi triều Lý đang hồi thịnh vượng, các môn đệ tham vấn ngài Vạn hạnh thiền sư về thời tương lai. Ngài đã trả lời:

“Nhậm vận thịnh suy vô bố úy

thịnh suy như lộ thảo đầu phô”

Bởi thế gian vốn vô thường hết hưng tới suy là lẽ tất nhiên, người trí dũng đi trong sự suy tàn mà dựng lập nên đời hưng thịnh nhưng cũng phải biết hết hưng thịnh rồi sẽ đến nguy vong nên lòng không hề lo lắng sợ hãi.

Tổ chức Gia Đình Phật Tử với sự tận tụy hóa đạo của chư tôn thạc đức đã kịp thời thiết lập một chương trình tu học trường kỳ hoàn bị cho huynh trưởng các cấp, tiêu biểu là Bậc Kiên (1năm)- Bậc Trì(2năm)-Bậc Định (3năm)- và Bậc Lực(5năm) tức là phát huy nền tảng Học và Hành cần thiết cho huynh trưởng trở nên những Cư sĩ thuần thành vững vàng trong vai trò đại diện cho giáo hội để giáo dục thanh, thiếu,nhi Phật giáo thành Phật tử chân chánh.

Là huynh trưởng chúng ta phải cảm biết hướng đi từ một “phong trào” sử dụng các phương tiện đa dạng để hóa dụ thanh, thiếu nhi lấy đó làm vui thích mà đến với đạo. Chương trình tu học 4 bậc ngành Đồng và 4 cấp ngành Thiếu cùng 2 bậc ngành Thanh được xây dựng trên nền tiểu học, trung học, tiếp liên (có thể ngang với chương trình Phật Pháp của các trường Bồ Đề, chỉ khác là các trường Bồ Đề áp dụng Phật Pháp Nam tông và GĐPT thì ứng dụng Phật Pháp Bắc tông). Trong giai đoạn này hai môn học về Phật Pháp và Hoạt động thanh niên-văn nghệ cân bằng nhau, có khi HĐTN và văn nghệ nổi trội hơn vì nhu yếu của phát triển nhưng người lãnh đạo đều phải biết hướng đi của GĐPT là “Phật hóa” vạn loại gần xa, nên vui gì thì vui chúng ta phải biết chỗ để quay về với bản tâm là Phật Pháp!

Các môn học của huynh trưởng bậc Kiên-Trì được gọi là điều kiện đủ để dự trại Lộc Uyển và A Dục. Có thể ví chương trình học Phật ở hai bậc này tương đương với “trung học đệ nhị cấp” thời xưa, kiến giải những Phật học căn bản từ sự đến lý, và rèn luyện về “nhân thừa”, các điều kiện để thành nhân, hoàn bị nhân cách Phật tử chân chánh. Huân tập và huân tập là phương pháp giáo dục chủ đạo của mọi thời khóa, kiến giải cái huân tập cũ và huân tập các kiến giải mới, định hướng thực hành tu học để tạo thành năng lực tâm linh, không có năng lực tâm linh thì sẽ không có niềm tin chân chánh; không có niềm tin chân chánh vững vàng thì rất sễ bị lạc vào tà thuyết làm lung lay cội rể của chánh tín. Không có đức tin chắc chắn cũng không thể phát triển công phu hành trì tinh tấn được.

Các môn học của huynh trưởng bậc Định 3 năm được gọi là điều kiện đủ để dự trại Huyền Trang. Chương trình thiên về sự điều hòa giữa Phật Pháp và Tổ chức GĐPT vì ở vị trí điều khiển một gia đình, liên đoàn trưởng bắt buộc phải am tường về quản trị hành chánh và Nội qui, qui chế huynh trưởng GĐPT. Có thể ví chương trình học Phật ở bậc này tương đương với “Trung cấp Phật học bậc I” về lý thuyết căn bản, lấy Bát chánh đạo để kiến thiết tư cách của một Liên đoàn trưởng và là một Cư sĩ gương mẫu trong đạo Phật, theo gương Hiền Nhân để phát nguyện tu tập theo Bồ tát hạnh giữa đạo và đời. ngoài khả năng điều khiển liên đoàn ra huynh trưởng Huyền Trang còn có khả năng tổ chức và dẫn xướng lễ nghi trong một đạo tràng hay ban hộ tự địa phương. Sơ lược những điểm cần biết ra đây để các Liên đoàn trưởng tự khuyến tấn mình phải phát tâm hơn nữa, cầu học hơn nữa để gánh vác Phật sự.

Các Liên đoàn trưởng trực diện với mọi sự kiện và vấn đề thuộc Giáo hội địa phương và tổ chức GĐPT mình đang chịu trách nhiệm, Nhất là phải sống gương mẫu giữa đời và đạo để đàn em có thể tin cậy và học tập theo gương tốt của những anh chị đi trước.

Nhiều huynh trưởng đã không “nhận diện” ra hoạt động của Gia đình Phật Tử đã chuyển qua giai kỳ mới! Trong sự náo nhiệt rộn ràng của một phong trào đông về số lượng và hoành tráng về hình thức từ nhiều phía đã xuất hiện những “đạo tràng” rộng lớn tham gia các khóa tu học, thọ Thập thiện giới hay Bồ tát tại gia mỗi ngày một thêm đông. Thoạt nhìn, ai nấy đều vui mừng vì sự nỗ lực tinh tấn của toàn thể áo Lam thời nay.

Nhưng không phải vậy! Hãy theo dõi Facebook, Trang mạng xã hội có khá đông ACE Gia đình Phật Tử tham gia, những em nhỏ thì mình không nói, nhưng có những huynh trưởng lớn đã trưng bày những món ăn tôm thịt, những lon bia sủi bọt tràn trề, những bộ y phục “rất đời”, tóc nhuộm mấy màu, khuôn diện tô điểm kỹ càng những lớp phấn son…những huynh trưởng có cấp tâm tình những chuyện buồn vui, được mất đời thường, cả những chuyện nhớ nhung trong tình ái! Khó có thể tin nổi các giới tử đã thọ Ngũ giới, Thập Thiện giới hay Bồ tát tại gia đã không nhận định được các hành vi làm tổn thương giới thể này.

Dẫu vui hay buồn, liên đoàn trưởng phải khéo léo dẫn dắt các huynh trưởng đoàn qui hướng “đạo tràng” tìm cách quay về với chân tâm trong niềm tin bất thối chuyển. Chuyển hóa từ phong trào thành đời sống tỉnh thức, biến các “sân chơi náo nhiệt” thành những “thanh tịnh đạo tràng”.

Các môn học của huynh trưởng bậc Lực 5 năm được gọi là điều kiện đủ để dự trại Vạn Hạnh.Nơi đây, các “hành giả” đã chính thức bước vào căn nhà Phật học, nơi tàng chứa các tạng kinh Phương Quảng Đại Thừa: Kinh Pháp Hoa, Kinh Thắng Man, Kinh Kim Cương, kinh Hoa Nghiêm, kinh Pháp Bảo Đàn, Thắng pháp, Duy thức pháp tướng…Phải biết, do nhân duyên gieo trồng từ nhiều đời kiếp mà chúng ta mới có thể ngồi vào nơi đạo tràng này mà nghe được pháp bảo; nghe được pháp bảo để thấm nhuần, quán chiếu, tu hành để dần dần dứt sạch phiền não, thoát khỏi sinh tử cũng là một “đại nhân duyên” thứ hai, phải nhiếp tâm đừng buông lung sơ thất. Từ đây, chúng ta đã thấy rõ nơi đến của cái gọi là “con đường Gia Đình Phật Tử” quả thật không đơn giản chút nào, chính là đưa mỗi huynh trưởng chúng ta có khả năng “tự mình thắp đuốc mà đi” để quay về với “bản thể chân như” thanh tịnh.

Dẫu buồn hay vui, các huynh trưởng phải biết “quay về”, quay về với tam bảo, với Phật Pháp, và quay về lại với…chính mình. 

Đức Quảng
http://gdptchanhtho.com/2015/01/03/dau-vui-buon-cung-phai-biet-quay-ve-duc-quang.html
LM. Alexandre de Rhodes người đã thành công trong việc "soán ngôi" văn hóa Hán Nôm.

Con đường Gia Đình Phật Tử khởi đi trên quê hương Việt Nam từ hơn 70 năm trước đã liên tục chuyển mình từ Đoàn Thanh Niên Phật Học Đức Dục dẫn đầu phong trào lập các đoàn Đồng Ấu Phật Tử đến các Gia Đình Phật Hóa Phổ và chính thức với danh xưng Gia Đình Phật Tử từ năm 1951, từ đó đến nay đã 64 năm.Alex 550
Trải hơn 80 năm làm dân thuộc địa của thực dân Pháp chúng ta sống trong cảnh “Nước mất nhà tan”, nguồn Nho học đang độ suy tàn không đủ sức đối đầu với trào lưu văn hóa mới, lối sống tây phương hợp sức cùng cuộc cải cách chữ quốc ngữ được thay thế bằng các mẫu tự Latin do các nhà truyền đạo Bồ Đào Nha, Pháp Ý họp sức nghiên cứu từ đầu thế kỷ XVI mà người đứng đầu là Alexandre de Rhodes (A-lịch-sơn Đắc-lộ), gọi tắt là linh mục Đắc Lộ. Cuối thế kỷ XIX nguồn văn hóa chữ viết Hán-Nôm của Việt Nam xưa bị “nuốt chửng”, cũng là thời điểm mà Nho phong bị gãy đổ kể từ khi danh xưng Quốc Ngữ tức là nói đến chữ viết Latin phát triển toàn quốc. Ở một trào lưu mà mọi thứ trong một nước thuộc địa đều chuyển mình “cách tân” cuồn cuộn cho phù hợp thời thế thì nếp phong hóa mấy ngàn năm của dân tộc Việt Nam cũng không thể nào cưỡng nổi, cho đến hôm nay chữ Nho tuy vẫn có thể làm nền để các người hiểu biết đọc được chữ Hoa và phát triển thêm khả năng về Hoa ngữ nhưng đối với dân Việt, chữ Nho chỉ còn tồn tại trong kinh điển hay những bản sớ sao Phật giáo do chư Tăng Ni Bắc tông còn được học, chữ Nho hay văn học Hán Nôm đối với Việt Nam đã biến thành loại “tử ngữ” từ lúc ấy. Duy có một giềng mối rất quan trọng cần phải giữ gìn ấy là lương tri, đạo đức, nếp nhà trong đời sống dân sinh, nhiệm vụ này Phật Giáo Việt Nam đã ra công gắng sức gánh vác trong muôn vàn khó khăn từ các vị trí pháp lý xã hội đến các sự dị biệt bất đồng trong các hoàn cảnh.
Thời may, phong trào chấn hưng đạo pháp phát xuất từ Trung Hoa đã mở một hướng đi mới cho Phật Giáo Việt Nam. Lúc bấy giờ, thực dân Pháp và triều đình Huế chỉ xem Phật Giáo Việt Nam đơn thuần là một “hiệp hội” không hơn, không kém (đạo dụ số 10). Chư Tôn thạc đức và quý Cư sĩ thuần thành thời đó đã tùy thuận thời thế để hành hoạt phát triển các hội Phật học, rồi các Giáo hội tăng già khắp ba miền Bắc, Trung, Nam. Tổng hội Phật Giáo Việt nam là bước hợp nhất của Giáo hội tăng già ba miền tại chùa Từ Đàm năm 1951 đã hòa cùng một nhịp nối liền một mạng mạch lưu chuyển trong nguồn sống dân sinh sau bao ngày suy yếu và phân hóa. Đến năm 1963 Trong Pháp nạn và Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo đệ đạt các nguyện vọng về sự kiện bình đẳng tôn giáo thì lúc đó chính phủ nhà Ngô mới công nhận đạo Phật là một “Tôn Giáo” như Thiên Chúa Giáo. Năm 1964 tòa nhà Giáo hội Phật Giáo Thống Nhất mới được thiết lập chung trên sự thuận hiệp của các tông phái lớn và Bắc-Nam tông. Kết quả của những năm tháng kiên trì, kham nhẫn, hy sinh tài sản, thân mệnh, tử đạo…của toàn thể Phật giáo đồ.
Nhớ khi xưa, khi triều Lý đang hồi thịnh vượng, các môn đệ tham vấn ngài Vạn hạnh thiền sư về thời tương lai. Ngài đã trả lời:
“Nhậm vận thịnh suy vô bố úy
thịnh suy như lộ thảo đầu phô”
Bởi thế gian vốn vô thường hết hưng tới suy là lẽ tất nhiên, người trí dũng đi trong sự suy tàn mà dựng lập nên đời hưng thịnh nhưng cũng phải biết hết hưng thịnh rồi sẽ đến nguy vong nên lòng không hề lo lắng sợ hãi.
Tổ chức Gia Đình Phật Tử với sự tận tụy hóa đạo của chư tôn thạc đức đã kịp thời thiết lập một chương trình tu học trường kỳ hoàn bị cho huynh trưởng các cấp, tiêu biểu là Bậc Kiên (1năm)- Bậc Trì(2năm)-Bậc Định (3năm)- và Bậc Lực(5năm) tức là phát huy nền tảng Học và Hành cần thiết cho huynh trưởng trở nên những Cư sĩ thuần thành vững vàng trong vai trò đại diện cho giáo hội để giáo dục thanh, thiếu,nhi Phật giáo thành Phật tử chân chánh.
Là huynh trưởng chúng ta phải cảm biết hướng đi từ một “phong trào” sử dụng các phương tiện đa dạng để hóa dụ thanh, thiếu nhi lấy đó làm vui thích mà đến với đạo. Chương trình tu học 4 bậc ngành Đồng và 4 cấp ngành Thiếu cùng 2 bậc ngành Thanh được xây dựng trên nền tiểu học, trung học, tiếp liên (có thể ngang với chương trình Phật Pháp của các trường Bồ Đề, chỉ khác là các trường Bồ Đề áp dụng Phật Pháp Nam tông và GĐPT thì ứng dụng Phật Pháp Bắc tông). Trong giai đoạn này hai môn học về Phật Pháp và Hoạt động thanh niên-văn nghệ cân bằng nhau, có khi HĐTN và văn nghệ nổi trội hơn vì nhu yếu của phát triển nhưng người lãnh đạo đều phải biết hướng đi của GĐPT là “Phật hóa” vạn loại gần xa, nên vui gì thì vui chúng ta phải biết chỗ để quay về với bản tâm là Phật Pháp!
Các môn học của huynh trưởng bậc Kiên-Trì được gọi là điều kiện đủ để dự trại Lộc Uyển và A Dục. Có thể ví chương trình học Phật ở hai bậc này tương đương với “trung học đệ nhị cấp” thời xưa, kiến giải những Phật học căn bản từ sự đến lý, và rèn luyện về “nhân thừa”, các điều kiện để thành nhân, hoàn bị nhân cách Phật tử chân chánh. Huân tập và huân tập là phương pháp giáo dục chủ đạo của mọi thời khóa, kiến giải cái huân tập cũ và huân tập các kiến giải mới, định hướng thực hành tu học để tạo thành năng lực tâm linh, không có năng lực tâm linh thì sẽ không có niềm tin chân chánh; không có niềm tin chân chánh vững vàng thì rất sễ bị lạc vào tà thuyết làm lung lay cội rể của chánh tín. Không có đức tin chắc chắn cũng không thể phát triển công phu hành trì tinh tấn được.
Các môn học của huynh trưởng bậc Định 3 năm được gọi là điều kiện đủ để dự trại Huyền Trang. Chương trình thiên về sự điều hòa giữa Phật Pháp và Tổ chức GĐPT vì ở vị trí điều khiển một gia đình, liên đoàn trưởng bắt buộc phải am tường về quản trị hành chánh và Nội qui, qui chế huynh trưởng GĐPT. Có thể ví chương trình học Phật ở bậc này tương đương với “Trung cấp Phật học bậc I” về lý thuyết căn bản, lấy Bát chánh đạo để kiến thiết tư cách của một Liên đoàn trưởng và là một Cư sĩ gương mẫu trong đạo Phật, theo gương Hiền Nhân để phát nguyện tu tập theo Bồ tát hạnh giữa đạo và đời. ngoài khả năng điều khiển liên đoàn ra huynh trưởng Huyền Trang còn có khả năng tổ chức và dẫn xướng lễ nghi trong một đạo tràng hay ban hộ tự địa phương. Sơ lược những điểm cần biết ra đây để các Liên đoàn trưởng tự khuyến tấn mình phải phát tâm hơn nữa, cầu học hơn nữa để gánh vác Phật sự.
Các Liên đoàn trưởng trực diện với mọi sự kiện và vấn đề thuộc Giáo hội địa phương và tổ chức GĐPT mình đang chịu trách nhiệm, Nhất là phải sống gương mẫu giữa đời và đạo để đàn em có thể tin cậy và học tập theo gương tốt của những anh chị đi trước.
Nhiều huynh trưởng đã không “nhận diện” ra hoạt động của Gia đình Phật Tử đã chuyển qua giai kỳ mới! Trong sự náo nhiệt rộn ràng của một phong trào đông về số lượng và hoành tráng về hình thức từ nhiều phía đã xuất hiện những “đạo tràng” rộng lớn tham gia các khóa tu học, thọ Thập thiện giới hay Bồ tát tại gia mỗi ngày một thêm đông. Thoạt nhìn, ai nấy đều vui mừng vì sự nỗ lực tinh tấn của toàn thể áo Lam thời nay.
Nhưng không phải vậy! Hãy theo dõi Facebook, Trang mạng xã hội có khá đông ACE Gia đình Phật Tử tham gia, những em nhỏ thì mình không nói, nhưng có những huynh trưởng lớn đã trưng bày những món ăn tôm thịt, những lon bia sủi bọt tràn trề, những bộ y phục “rất đời”, tóc nhuộm mấy màu, khuôn diện tô điểm kỹ càng những lớp phấn son…những huynh trưởng có cấp tâm tình những chuyện buồn vui, được mất đời thường, cả những chuyện nhớ nhung trong tình ái! Khó có thể tin nổi các giới tử đã thọ Ngũ giới, Thập Thiện giới hay Bồ tát tại gia đã không nhận định được các hành vi làm tổn thương giới thể này.
Dẫu vui hay buồn, liên đoàn trưởng phải khéo léo dẫn dắt các huynh trưởng đoàn qui hướng “đạo tràng” tìm cách quay về với chân tâm trong niềm tin bất thối chuyển. Chuyển hóa từ phong trào thành đời sống tỉnh thức, biến các “sân chơi náo nhiệt” thành những “thanh tịnh đạo tràng”.
Các môn học của huynh trưởng bậc Lực 5 năm được gọi là điều kiện đủ để dự trại Vạn Hạnh.Nơi đây, các “hành giả” đã chính thức bước vào căn nhà Phật học, nơi tàng chứa các tạng kinh Phương Quảng Đại Thừa: Kinh Pháp Hoa, Kinh Thắng Man, Kinh Kim Cương, kinh Hoa Nghiêm, kinh Pháp Bảo Đàn, Thắng pháp, Duy thức pháp tướng…Phải biết, do nhân duyên gieo trồng từ nhiều đời kiếp mà chúng ta mới có thể ngồi vào nơi đạo tràng này mà nghe được pháp bảo; nghe được pháp bảo để thấm nhuần, quán chiếu, tu hành để dần dần dứt sạch phiền não, thoát khỏi sinh tử cũng là một “đại nhân duyên” thứ hai, phải nhiếp tâm đừng buông lung sơ thất. Từ đây, chúng ta đã thấy rõ nơi đến của cái gọi là “con đường Gia Đình Phật Tử” quả thật không đơn giản chút nào, chính là đưa mỗi huynh trưởng chúng ta có khả năng “tự mình thắp đuốc mà đi” để quay về với “bản thể chân như” thanh tịnh.
Dẫu buồn hay vui, các huynh trưởng phải biết “quay về”, quay về với tam bảo, với Phật Pháp, và quay về lại với…chính mình.
Đức Quảng

No comments:

Post a Comment