Lỗi Của Mình và Lỗi Của Người
Thưa các bạn: Mỗi khi có sự tranh chấp, buồn phiền, chúng ta thường có khuynh hướng đổ lỗi cho người khác. Sau đây là ba trường hợp:
a. Người chưa biết đạo thì luôn cho mình đúng và người kia lỗi 100%.
b. Người bắt đầu học đạo, biết tu thì thấy cả hai bên đều có lỗi 50%.
c. Người hiểu đạo thì thấy mình lỗi 100%.
Diễn giải cụ thể:
1/ Người chưa biết đạo thì luôn cho mình đúng 100%.
Do vô minh và chấp ngã quá lớn, cho mình là người quan trọng nhất, nghĩ cái gì cũng phải, cũng đúng, nên xảy ra chuyện gì trái ý cái ngã (cái ta) thì tức giận bắt lỗi người khác.
Do vô minh và chấp ngã quá lớn, cho mình là người quan trọng nhất, nghĩ cái gì cũng phải, cũng đúng, nên xảy ra chuyện gì trái ý cái ngã (cái ta) thì tức giận bắt lỗi người khác.
Thí dụ: Một chuyện thật xảy ra, có một bà già vào mua cà phê tại tiệm, không biết vì lý do gì, bà uống ly cà phê bị phỏng miệng. Thế là bà nổi giận làm đơn kiện tiệm này đã bán cho bà ly cà phê quá nóng khiến bà bị phỏng miệng và đòi bồi thường.
Bà ta không thấy lỗi mình là khi cầm ly cà phê lên, nếu thấy nóng thì phải biết thổi cho nó nguội rồi mới uống, đàng này có thể vì tham ăn, tham uống, thấy ly cà phê bốc mùi thơm phức, mờ mắt húp cái ực nên bị phỏng miệng.
Trong khi đó biết bao nhiêu người khác uống đâu có bị phỏng? Không những không biết lỗi mình mà còn đi kiện người ta!
Và chính bạn cũng có thể kể dẫn chứng ra được rất nhiều thí dụ khác tương tự xảy ra ở xung quanh bạn mà chính bạn có thể đã nghe, đã chứng kiến.
2/ Người bắt đầu học đạo và biết tu thì thấy cả hai bên đều có lỗi
50%. Ở đây nói 50% là nói tượng trưng, vì có thể là 40% và 60%, hoặc 30% và 70%, hoặc 20% và 80%, v.v…
50%. Ở đây nói 50% là nói tượng trưng, vì có thể là 40% và 60%, hoặc 30% và 70%, hoặc 20% và 80%, v.v…
Khi xảy ra một sự tranh chấp, cãi nhau thì đương nhiên phải có một người bắt đầu.
Thí dụ như ông A và bà B cãi nhau. Ông A là người bắt đầu, nhưng nếu bà B im lặng bỏ đi, không chửi lại thì ông A không thể đứng đó chửi mãi.
Nhưng nếu ông A nói một câu và bà B nói lại hai câu thì ông A sẽ tức lên nói ba câu hoặc năm, sáu câu liên tiếp. Và nếu bà B không biết ngừng thì cuộc cãi nhau sẽ leo thang. Nếu bà B biết ngừng thì cuộc khẩu chiến sẽ chấm dứt.
Nhưng sau đó cả hai bên đều mang vết thương lòng và hận nhau.
Về nhà, nếu bà B là người hiểu đạo thì sẽ nhận ra mình cũng có lỗi trong chuyện cãi nhau, và nếu nhận ra mình có lỗi 40% thì cơn giận của bà sẽ giảm xuống 40%. Nếu bà B nhận ra mình có lỗi 60% thì cơn giận của bà sẽ hạ xuống 60%.
Về nhà, nếu bà B là người hiểu đạo thì sẽ nhận ra mình cũng có lỗi trong chuyện cãi nhau, và nếu nhận ra mình có lỗi 40% thì cơn giận của bà sẽ giảm xuống 40%. Nếu bà B nhận ra mình có lỗi 60% thì cơn giận của bà sẽ hạ xuống 60%.
3/ Người hiểu đạo thì thấy mình lỗi 100%.
Trong một cuộc tranh chấp mà thấy mình lỗi 100% thì coi bộ lỗ quá.
Trong một cuộc tranh chấp mà thấy mình lỗi 100% thì coi bộ lỗ quá.
Nhưng nếu hiểu đạo, đạo ở đây là luật nhân quả và nhân duyên thì biết là không thể nào tự nhiên vô cớ mà người kia lại gây sự với mình.
Có thể mình đã nói hoặc đã làm điều gì tổn thương người ta mà mình không nhớ. Và nếu xét cho kỹ mà vẫn không thấy mình làm gì sai quấy thì có thể đời trước, hay nhiều kiếp trước mình đã não hại người ta, nên bây giờ họ gặp lại mình thì gây sự, kiếm chuyện trả thù.
Thấy mình lỗi đã là quý, nhưng nếu biết xin lỗi thì càng quý hơn vì có thể giải tỏa ân oán và oan gia.
- Chúng ta thường có khuynh hướng che dấu lỗi lầm của bản thân cũng giống như một thủ đoạn lừa đảo, bời vì chính thật là ta không thành thật với bản thân.
Thấy lỗi của người thật không khó vì chúng thường làm ta khó chịu, và trong trạng thái tâm tiêu cực này ta cho rằng những gì ta nghĩ là đúng và ta có quyền phán đoán người.
Ngược lại, chấp nhận con người thật của mình rất khó, nhất là khi nói về lỗi lầm của mình, vì sự đánh giá bản thân của ta luôn sai lạc - hoặc là quá cao hay quá thấp. Phương cách tốt nhất để có được một cái nhìn rõ ràng và thực tế về bản thân là tự soi xét mình với chánh niệm.
Đó là lý do khiến chúng ta phê bình hấp tấp, rồi quên rằng những suy nghĩ của mình chỉ dựa trên ý kiến riêng của chính mình, nên không thể nào hoàn toàn khách quan.
Đa phần các quan điểm của chúng ta đều có sai lạc lớn hoặc những quan điểm của chúng ta có thể chỉ đúng một cách tương đối bởi vì chúng khởi nguồn từ ảo tưởng về bản ngã của ta: ‘Tôi có, tôi muốn, tôi sẽ, tôi tin rằng, tôi biết, tôi nghĩ.’
Hai câu kệ từ kinh Pháp Cú được nói đến ở dưới đây có tính cách phổ quát thích hợp cho tất cả chúng ta và có thể giúp phát sinh các trí tuệ đáng kể:
Kinh Pháp Cú - Câu 252
Lỗi người dễ thấy biết bao
Lỗi ta khó thấy ai nào muốn khui,
Lỗi người cứ cố phanh phui
Như tìm trấu lẫn trong nồi gạo kia
Lỗi ta lại dấu diếm đi
Tựa người săn bắn muốn che dấu mình
Hay như con bạc cố tình
Cờ gian bạc lận lưu manh dấu bài.
Lỗi ta khó thấy ai nào muốn khui,
Lỗi người cứ cố phanh phui
Như tìm trấu lẫn trong nồi gạo kia
Lỗi ta lại dấu diếm đi
Tựa người săn bắn muốn che dấu mình
Hay như con bạc cố tình
Cờ gian bạc lận lưu manh dấu bài.
Kinh Pháp Cú -Câu 253
Nếu ta thấy được lỗi người
Tâm ta nóng giận tức thời dễ sinh
Tăng thêm phiền não thật nhanh
Xa lìa an tịnh, quẩn quanh muộn sầu,
Lỗi người chẳng để tâm lâu
Còn chi sầu muộn, còn đâu não phiền.
Tâm ta nóng giận tức thời dễ sinh
Tăng thêm phiền não thật nhanh
Xa lìa an tịnh, quẩn quanh muộn sầu,
Lỗi người chẳng để tâm lâu
Còn chi sầu muộn, còn đâu não phiền.
Trích dẫn nguyên các đoạn văn trong hai tác phẩm:
Hãy đến để thấy Phật giáo, con đường đưa đến hạnh phúc
(Tác giả: Ni Sư Ayya Khema; Việt dịch: Chơn Minh Nguyễn Văn Phú, Tịnh Nghiêm Nghiêm Xuân Cường, Diệu Liên Lý Thu Linh) và Dòng đời vô tận (TG Th Trí Siêu).
Hãy đến để thấy Phật giáo, con đường đưa đến hạnh phúc
(Tác giả: Ni Sư Ayya Khema; Việt dịch: Chơn Minh Nguyễn Văn Phú, Tịnh Nghiêm Nghiêm Xuân Cường, Diệu Liên Lý Thu Linh) và Dòng đời vô tận (TG Th Trí Siêu).
__(())__
No comments:
Post a Comment