25 September 2016

Ấn Độ: Hàng trăm nghìn tăng sĩ, Phật tử dự lễ hội trên đỉnh Himalaya

Ấn Độ: Hàng trăm nghìn tăng sĩ, Phật tử dự lễ hội trên đỉnh Himalaya

 Vân Tuyền (Malaysia News)

Năm nay, theo lời thỉnh cầu tha thiết của cộng đồng tăng ni, phật tử vùng Himalaya, Ngài Gyalwang Drukpa - bậc đứng đầu truyền thừa Drukpa, được kính ngưỡng là hóa thân của đức Phật Quan Âm và đức Naropa, đã đồng ý khoác trên mình sáu sức trang hoàng của Naropa.


 


Sự kiện diễn ra từ 15-22/08/Bính Thân (15-22/09/2016) tại Bảo tháp Naropa thuộc tự viện Hemis, Ladakh (Ấn Độ).

Lễ hội Naropa được tổ chức tại làng yên tĩnh Himalaya, một cung điện và một tu viện, cách thị trấn chính của khu vực Leh, khoảng 28 dặm (45km).

Hàng trăm nghìn tăng sĩ và Phật giáo đồ, du khách thập phương hành hương khu vực Ladakh từ xa của Ấn Độ để tham dự một lễ hội quý hiếm, được mệnh danh là “Kumbh Mela của dãy Himalaya”.
Đoàn vũ công Phật giáo trong những bộ trang phục truyền thống Tây Tạng bằng lụa màu sặc sỡ, và những chiếc mũ nổi bật biểu diễn nghệ thuật, trống, nhạc sáo hòa âm theo từng nhịp điệu tiết tấu, một phần của lễ hội được tổ chức ở một ngôi làng miền núi để kỷ niệm 1.000 năm ngày đản sinh của vị thánh tăng Ấn Độ Naropa (1016 - 1100).
Vị thánh tăng và học giả Ấn Độ này được nhiều Phật giáo đồ thành kính nghênh đón để gây dựng một truyền thống phong phú của triết học Phật giáo vào thế kỷ 11.
Cứ 12 năm một lần, hơn nửa triệu người dân từ khắp các vùng miền trên dãy Himalaya lại vân tập về Ladakh, Ấn Độ. Đặc biệt là những người từ dòng truyền thừa Drukpa – những người tu tập một cách truyền thống ở Ladakh và Bhutan để tham dự một trong những sự kiện lớn nhất thập kỷ.
Đại Pháp hội kỷ niệm đại thành tựu giả Naropa, được xem là “Kumbh Mela của vùng Himalaya", (Kumbh Mela: cuộc đại hành hương của người Hindu-ND) lễ hội văn hóa – tâm linh kéo dài cả tháng này gồm những điểm nhấn vô cùng đặc biệt như việc trưng bày bức tranh lụa cổ (Thangka) khổ lớn thêu hình đức kim cương Thượng sư Liên Hoa Sinh, một kiệt tác nghệ thuật của tâm chí thành và bảo báu thiêng liêng của vùng Himalaya. 
Bức tranh này có kích thước che kín cả mấy tầng nhà và chỉ được mở ra trưng bày vào kỳ Pháp hội Naropa. Đại chúng có phúc duyên chiêm bái bức Thangka thù thắng được tin là sẽ đón nhận đại gia trì, có thể “giải thoát qua cái thấy" (kiến tức giải thoát). Đại Pháp hội Naropa cũng là dịp vân tập lớn nhất của chư thượng sư và hành giả truyền thừa Drukpa, đồng thời bao gồm những chương trình biểu diễn, giao lưu văn hóa nghệ thuật của các nghệ sĩ nổi tiếng trong khu vực.
Trong số những người tham dự suốt một tuần tại làng Hemis này có diễn viên Malaysia gốc Hoa nổi tiếng nữ Cư sĩ Dương Tử Quỳnh.
Ấn Độ nổi tiếng với rất nhiều lễ hội tôn giáo, bao gồm cả cuộc hành hương Kumbh Mela của những người Hindu giáo cứ 12 năm lại tổ chức một lần, trong đó số lượng tín đồ tôn giáo đã tập trung lại những con sông và Tự viện Phật giáo và Miếu mạo linh thiêng trong những cảnh tượng hỗn loạn và nhiệt độ cháy da.
Một điểm nhấn của lễ hội kéo dài suốt một tuần, bắt đầu từ hôm thứ Sáu, ngày 15-22/08/Bính Thân (15-22/09/2016), tâm điểm đại Pháp hội là sự kiện đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa, bậc đứng đầu truyền thừa Drukpa, vận Sáu Sức Trang hoàng bằng Xá lợi Xương linh thiêng của đức Naropa, bậc đại thành tựu giả Ấn Độ trứ danh vào thế kỷ thứ XI. 
Sáu Sức trang hoàng bằng Xương là một trong những bảo báu linh thiêng tối thắng nhất của vùng Himalaya, pháp khí biểu tượng cho rất nhiều pháp thực hành căn bản của Phật giáo Kim cương thừa. Sự kiện đại Pháp hội Naropa được hàng trăm ngàn người mong đợi đón chờ nhiều năm như một dịp hy hữu 'không thể bỏ lỡ' trong đời.
Một điểm nổi bật khác của lễ hội là căng ra một tấm thảm thêu bằng lụa khổng lồ vị thánh bảo trợ của Tây Tạng, Padmasambhava. Tấm thảm thổ cẩm, được gọi là “thangka” ở Tây Tạng, được trưng bày lần cuối cùng cách đây 12 năm, năm 2004.

No comments:

Post a Comment