Úc sẽ cấm trả công bằng tiền mặt để tránh thất thu thuế
Trước tình trạng kinh tế tiền mặt lan rộng, chính phủ Turnbull được dự đoán sẽ đưa ra một vài biện pháp tạm thời trong kế hoạch ngân sách liên bang tháng 5 nhằm khôi phục lại khoảng 15 tỉ đô la thất thoát do thuế và thanh toán phúc lợi phi pháp.
Người đứng đầu “Ủy ban chuyên trách Kinh tế Đen” (Black Economy Taskforce), chủ tịch Hội đồng Thuế (Broad of Tax) Michael Andrew, cho biết nền “kinh tế đen” rất khó giải quyết bởi người Úc đã coi việc thanh toán chỉ-bằng-tiền-mặt mà không khai báo “gần như là một môn thể thao quốc gia”.
Ông nói có nhiều kiểu người tham gia vào nền kinh tế tiền mặt. Một vài trong số họ cố gắng tuân thủ nhưng lại không hiểu luật.
Một số khác là những đối tượng trốn thuế hoàn toàn, họ không quan tâm, hoặc là sinh viên hoặc là người mang visa tạm thời chỉ được cho phép làm việc trong số giờ giới hạn nên nhận tiền mặt là cách để che giấu thu nhập.
Hàng tỉ đô la thất thoát
Theo ước tính của Cục Thống kê Úc (Australian Bureau of Statistics), kinh tế tiền mặt chiếm khoảng 1,5% GDP, hay khoảng 21 tỉ đô la.
Theo ước tính của Cục Thống kê Úc (Australian Bureau of Statistics), kinh tế tiền mặt chiếm khoảng 1,5% GDP, hay khoảng 21 tỉ đô la.
Dù eftpos và thẻ tín dụng đang ngày càng được sử dụng nhiều, tiền mặt vẫn là phương thức quan trọng nhất cho các giao dịch mệnh giá thấp tại Úc. |
Trong số đó ông Andrew ước tính khoảng 10 tỉ đô la là thất thu thuế và 4-5 tỉ đô la khác là thất thoát do những khoản trợ cấp không nên chi trả cho những người không khai báo chính xác thu nhập của mình.
Thanh toán không khai báo bằng tiền mặt thường phổ biến ở các quán cà phê và nhà hàng, tiệm làm đẹp, ngành xây dựng, nhưng ông Andrew cho biết phân khúc mà hoạt động kinh tế đen phổ biến nhất là các công ty tuyển dụng lao động.
Chủ tịch hội đồng thuế Michael Andrew nói rất khó để đẩy lùi kinh tế tiền mặt vì người Úc đã nghĩ việc trả tiền mặt bí mật là một việc làm phổ biến. Ảnh: smh.com.au |
Ủy ban chuyên trách cũng đã tìm ra những vụ các cơ quan chính phủ địa phương từ chối hợp đồng kinh doanh hợp pháp vì tiền công của họ quá cao so với những doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế tiền mặt.
Ông Andrew đã chuyển báo cáo tạm thời đến chính phủ để xem xét như một phần của kế hoạch ngân sách liên bang tháng 5, và sẽ đưa ra báo cáo cuối cùng cho chính phủ vào tháng 10. Việc phương pháp ngân sách nào sẽ được áp dụng ngay vẫn còn chưa rõ.
Trong báo cáo tạm thời của ông bao gồm các gợi ý về chương trình giáo dục nhằm giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về nghĩa vụ thuế của mình và có sự phối hợp tốt hơn giữa các cơ quan chính phủ địa phương, tiểu bang và liên bang nhằm tránh những quy định kinh doanh trùng lặp và gây nhầm lẫn.
“Bạn phải điền vào 48 loại biểu mẫu khác nhau và có 72 giấy phép chỉ để thành lập một nhà hàng ở NSW… điều đó khiến mọi người mất niềm tin vào hệ thống.”
Ông Andrew đưa ra trường hợp của gần 200 nhân viên ở nhà hàng của đầu bếp nổi tiếng George Calombaris đã bị trả lương thiếu 2,6 triệu đô la trong 6 năm qua, do “quá trình phân loại nhân viên kém cỏi” như một ví dụ của việc các quy định quá phức tạp.
Cấm trả lương tiền mặt?
Cấm tiền mặt |
Về lâu dài, chính phủ liên bang có thể xem xét đến việc đặt giới hạn cho các giao dịch tiền mặt, giống như những quốc gia khác đã làm, ông Andrew cho biết. Ví dụ, Pháp đã cấm công dân trả các khoản lớn hơn 1000 euro bằng tiền mặt, một phần là để chống lại hoạt động tài chính của chủ nghĩa khủng bố.
Dù eftpos (electronic funds transfer at point of sale – dịch vụ chuyển tiền tự động tại điểm bán hàng) và thẻ tín dụng đang ngày càng được sử dụng nhiều, tiền mặt vẫn là phương thức quan trọng nhất trong các giao dịch mệnh giá thấp tại Úc – chiếm 70% các giao dịch dưới 20 đô la, và được sử dụng phổ biến cho các giao dịch khoảng 50 đô la.
Ông Andrew nói sự phổ biến của các dịch vụ chia sẻ như Uber và Airbnb đã khiến nhiều ngành truyền thống phải cắt giảm tiền công, và số lượng dịch vụ thuê lao động hoạt động ngầm tăng lên.
“Họ có nguồn lao động di động cho các công việc như lau dọn, hái hoa quả, làm trong lò mổ và họ đang phá giá với tất cả mọi người.”
Một lĩnh vực khác mà kinh tế tiền mặt lan rộng là các dịch vụ chăm sóc trẻ em, khi ngày càng nhiều người du lịch lao động nhận các công việc như bảo mẫu.
Tràn lan các công ty “phượng hoàng”
Tình trạng các công ty “phượng hoàng” (phoenix company – những công ty hình thành từ các công ty phá sản) cũng đang ngày càng tăng và gây thất thoát ngân sách. Điều này xảy ra khi những người điều hành một công ty lấy tiền và tài sản từ việc che giấu và thanh lý công ty sau đó bắt đầu lại, thường là dưới một cái tên mới. Nhờ vậy họ sẽ trốn tránh được các chủ nợ, chủ yếu là Văn phòng Thuế Úc ATO.
“Nó tiêu tốn của chúng ta khoảng 2 tỉ đến 3 tỉ đô la doanh thu,” ông Andrew nói.
Các doanh nghiệp xác nhận không chính xác khoản tín dụng GST (GTS credits) và các doanh nghiệp xác định người làm như nhà thầu thay vì nhân viên để tránh phải trả các khoản hưu bổng cũng là những vấn đề cần quan tâm.
Ông Andrew cho biết ngày nay 17% lực lượng lao động Úc là các nhà thầu độc lập, tăng từ 8% so với 5 năm trước. Điều đó tương đương với hơn một triệu người làm việc như các nhà thầu độc lập.
Năm ngoái ATO đã đánh vào hàng trăm ngàn nhà thầu trong ngành xây dựng, những người có thể đã trốn tránh các nghĩa vụ thuế GST hoặc thuế thu nhập với 2,3 tỷ đô la trong hóa đơn thuế.
Ông Andrew cho biết công nghệ sẽ là công cụ quan trọng để giải quyết vấn đề. ATO đã sử dụng công nghệ kết hợp dữ liệu để tìm ra những người gian lận.
Theo vietmagazine
http://tintucnuocuc.com/uc-se-cam-tra-cong-bang-tien-mat-de-tranh-that-thu-thue/
Is Australia on the brink of becoming a completely cashless society?
http://thenewdaily.com.au/money/finance-news/2017/03/27/australia-brink-becoming-completely-cashless-society/
Cashless society on horizon as Aussies embrace digital transactions
http://www.news.com.au/finance/money/cashless-society-on-horizon-as-aussies-embrace-digital-transactions/news-story/54afd42a757c264a58aaf34175d660fc
Is Australia on the brink of becoming a completely cashless society?
http://thenewdaily.com.au/money/finance-news/2017/03/27/australia-brink-becoming-completely-cashless-society/
Cashless society on horizon as Aussies embrace digital transactions
http://www.news.com.au/finance/money/cashless-society-on-horizon-as-aussies-embrace-digital-transactions/news-story/54afd42a757c264a58aaf34175d660fc
=========================================
CHÚC BẠN THÀNH CÔNG TẠI ONCCOIN!
ĐỂ GIA TĂNG TÀI SẢN CỦA BẠN LÊN NHIỀU LẦN VÀ ĐỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC ƯỚC MƠ CỦA BẠN HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Liên lạc Minh Hoàng +61 421 596 390 (WhatApps/Zalo/Line/Wechat)
https://www.onelife.eu/signup/MHLCoin (Phải liên lạc với chúng tôi trước khi signup)
Merchant invitation link DEALSHAKER
WHAT IS DEALSHAKER?
DealShaker is a virtual advertising platform that empowers both merchant to consumer and consumer to consumer product and service deal promotions. It provides an outlet for promotion of goods and services in a combination of the new - age cryptocurrency OneCoin and EUR/cash to the members of the rapidly expanding global network with more than 3 Million members - OneLife
HOW CAN I SIGN UP?
The DealShaker advertising platform is exclusive to the OneLife Network members and OneCoin owners. You can ask an official OneLife representative about the OneLife Network or register for FREE membership, in order to receive access to DealShaker. All OneLife members can access www.dealshaker.com with their OneLife creadentials
email: MHLCoin@gmail.com
Facebook: Agent.MHL
No comments:
Post a Comment