Luân Xa (Chakras) – Phần III – Tổng quan về luân xa. Luân xa đỉnh đầu và luân xa Ajna
Như Luân Xa (Phần I) đã giải thích, khoa học về luân xa trước đây được xem là khoa học bí truyền, không được phổ biến công khai. Ông C.W. Leadbeater là người đầu tiên viết về Chakra phổ biến ở phương tây trong thế kỷ 19. Tuy nhiên, ngay cả Ông cũng có thể chưa tiết lộ hết những gì Ông biết về Chakra, và nhiều điều Ông viết mang tính cách che đậy (blind), không nói rõ ra để người đọc có thể hiểu biết ngay …
Chân Sư D.K có thể nói là người viết đầy đủ nhất về Chakra, và là nguồn tài liệu tin cậy nhất cho việc học hỏi về luân xa. Tuy nhiên, như Ngài đã khẳng định, Ngài cố tình phân tán gíao lý về luân xa rải rác ra trong 18 quyển sách của Ngài. Lý do đầu tiên của điều nầy là nhằm thử thách sự kiên nhẫn và bền chí của người học đạo. Lý do thứ hai là bảo vệ kiến thức về Luân xa khỏi sự tò mò của những ai không xứng đáng hoặc chưa phù hợp để biết về nó. Ngài cũng khuyến khích các đệ tử của Ngài nên sưu tập và biên soạn lại (compile) những gì Ngài đã viết thành một quyển sách chuyên đề về Chakra, vì những người đạo sinh cần được biết một cách khoa học về hệ thống luân xa. Tuy nhiên, Ngài cũng cảnh cáo không nên phổ biến tài liệu đó quá rộng rãi ra đại chúng, vì chưa chắc đã có lợi. Tuy nhiên, với sự phổ biến quá mức của nguồn thông tin về các luân xa như hiện nay, việc đưa ra một tài liệu chuyên đề về chakra căn cứ trên những gì Ngài dạy là cần thiết, nhằm tránh cho bạn đọc những hiểu biết sai lạc về luân xa, và từ đó có thể tránh những rủi ro không đáng có. Một yếu tố thuận lợi cho việc biên soạn một tài liệu chuyên về chakra là hiện nay kỹ thuật tin học đã phát triển vượt bậc. Việc compile lại những gì Ngài viết rải rác trong 18 quyển sách của Ngài trước đây là một việc làm gian nan, bây giờ trở thành dễ dàng hơn rât nhiều. Người viết đã sử dụng CDRom của Lucis Trust (http://www.lucistrust.org/en/books/cd_rom_audiobooks_videos) để biên tập ra tài liệu nầy. Xin trân trọng với các bạn học giáo lý của đức D.K nên có CDRom trên, một nguồn tài liệu học tập vô giá về giáo lý của đức D.K. Giá CDRom mua từ Lucis Trust là 100USD, đó cũng xem như một cách đóng góp tích cực cho việc truyền bá Minh Triết Thiêng Liêng.
I. Luân Xa là gì?
Đức D.K giải thích bản chất của luân xa (chakra) theo nhiều cách khác nhau như sau:
1. Thứ nhất ta có thể xem chakra như là những luồng mãnh lực hay năng lượng tuôn xuống từ Chân Ngã hay Linh hồn (Ego hay Soul). Các luồng mãnh lực nầy tạo ra các vòng xoáy trong ba thể của phàm ngã (personality), là thể dĩ thái, thể tình cảm, và thể trí. Do đó ngoài các luân xa của thể dĩ thái hay thể Sinh lực, ta cũng có các luân xa tương ứng trong hai thể còn lại là thể tình cảm và thể trí. Nhưng truy ngược lại sâu hơn ta thấy rằng các mãnh lực nầy lại có nguồn gốc từ Chơn Thần, hay Khía cạnh Thiêng Liêng của con người:
The centers in the human being deal fundamentally with the FIRE aspect in man, or with his divine spirit. They are definitely connected with the Monad, with the will aspect, with immortality, with existence, with the will to live, and with the inherent powers of Spirit [CF 165]
Các trung tâm lực trong con người về cơ bản có liên quan đến phương diện LỬA, hay cái Tinh thần thiêng liêng trong con người . Chúng có quan hệ rõ rệt với Chơn thần, với phương diện Ý chí, với bất tử, với hiện tồn, với Ý chí sinh tồn, và với quyền năng cố hữu của Tinh thần [Cosmic Fire, trang 165]
The centers are formed entirely of streams of force, pouring down from the Ego, who transmits it from the Monad. In this we have the secret of the gradual vibratory quickening of the centers as the Ego first comes into control, or activity, and later (after initiation) the Monad, thus bringing about changes and increased vitality within these spheres of fire or of pure life force.
Các luân xa hoàn toàn được tạo ra bởi các dòng mãnh lực tuôn xuống từ Chân Ngã, và Chân Ngã đến phiên nó lại lại truyền đạt nó từ Chơn Thần. Tại đây, ta có thể hiều tại sao khi Chơn Ngã bắt đầu kiểm soát phàm ngã, hoặc sau nầy (sau điềm đạo) khi Chơn Thần bắt đầu kiểm soát Chơn Ngã, thì các luân xa gia tăng các rung động hay các hoạt động của nó, và do đó tạo ra sự thay đổi và gia tăng sinh lực trong các bầu lửa hay các bầu sinh lực thuần túy nầy [các luân xa]
The centers, therefore, when functioning properly, form the “body of fire” which eventually is all that is left, first to man in the three worlds, and later to the Monad. This body of fire is “the body incorruptible” (Bible, I Cor., XV, 53.) or indestructible, spoken of by St. Paul, and is the product of evolution, of the perfect blending of the three fires, which ultimately destroy the form. When the form is [167] destroyed there is left this intangible spiritual body of fire, one pure flame, distinguished by seven brilliant centers of intenser burning. This electric fire is the result of the bringing together of the two poles and demonstrates at the moment of complete at-one-ment, the occult truth of the words “Our God is a consuming Fire.” [CF 166]
2. Về phân loại, ta có luân xa chính (major center) hay đại luân xa, luân xa phụ hay tiểu luân xa (minor center), và các luân xa vi tế (minute centers) khác. Đức D.K nói rằng luân xa chính là nơi các đường từ lực (nadis) giao nhau 21 lần, còn luân xa phụ là nơi các nadis giao nhau 14 lần , và các luân xa vi tế là nơi các đường từ lực giao nhau bảy lần. Thông thường, người ta cho rằng có bảy luân xa chính, có 21+49 luân xa phụ lớn và nhỏ, và hàng trăm luân xa tế vi. Các luân xa tế vi nầy có thể chính là các huyệt đạo châm cứu của Đông y. Tuy nhiên trong huyền linh học, người ta chỉ quan tấm đến các luân xa chính mà thôi. Các luân xa chính giữ một vai trò quan trọng cực kỳ trong duy trì sức khỏe và hoạt động của thế xác con người.
“The etheric body is a body composed entirely of lines of force and of points where these lines of force cross each other and thus form (in crossing) centres of energy. Where many such lines of force cross each other, you have a larger centre of energy, and where great streams of energy meet and cross, as they do in the head and up the spine, you have seven major centres. There are seven such, plus twenty-one lesser centres and forty-nine smaller centres known to the esotericists. However, we will confine ourselves at this time to the etheric body as a whole and to the seven major centres. [Esoteric Healing trang 72]Where the lines of force cross and recross, as they repeat in the microcosm the involutionary and evolutionary arcs of the macrocosm, there are formed five areas up the spinal column and two in the head where the energies are more potent than elsewhere, because more concentrated. Thus you have the appearance of the major centres. Throughout the entire body, these crossings and recrossings occur and so the equipment of energy centres is brought into being:1. Where the lines of force cross 21 times, a major centre is found. Of these there are seven.2. Where they cross 14 times, you have the appearance of the minor centres, to which I earlier referred.3. Where they cross 7 times, you have tiny centres and of these minute centres there are many hundreds.Some day the entire etheric body will be charted and the general direction of the lines of force will then be seen. The great sweep of the energies will be apparent, the point in evolution more easily established and the psychic situation infallibly indicated. The intricacy of the subject is, however, very great, owing to just this difference in the evolutionary development of the vehicles, the stage of the expanding consciousness [Page 593] and the receptivity to stimulation of the human being. [Esoteric Psychology II, trang 592]
3. Trong bảy luân xa chính thường được nhắc đến, có hai luân xa nằm trong phần đầu của con người là luân xa đỉnh đầu (crown center) và luân xa trán (Ajna center). Năm luân xa còn lại năm dọc theo xương sống, trong phần thân của con người. Đó là các luân xa cuống họng (throat center), luân xa tim (heart center), luân xa tùng thái dương (solar plexus center), luân xa xương cùng (sacral center), và luân xa ở đáy cột sống (basic center). Trong năm luân xa trong thân người, có hai luân xa năm trên hoành cách mạc (diaphragm) là luân xa cuống họng và luân xa tim. Ba luân xa còn lại nằm dưới hoành cách mạc. Nói một cách biểu tượng, các luân xa nằm dưới hoành cách mạc liên quan đến phàm ngã (personality), các luân xa trong vùng thân bên trên hoành cách mạc tương ứng với chân ngã của ta, và các luân xa nằm trong đầu liên quan đến khía cạnh tinh thần (spirit).
4. Mỗi luân xa có một tuyến nội tiết liên (gland) quan mật thiết với nó. Đúng thật ra tuyến nội tiết đó là phần hiển lộ (externalisation of the center) của luân xa trong thể xác của chúng ta. Ví dụ luân xa đỉnh đầu liên hệ đến tuyến tùng (pineal gland), luân xa trán liên hệ đến tuyến yên (pituitary body), luân xa cuống họng liên hệ đến tuyến giáp trạng (thyroid gland), luân xa tim liên hệ liên quan đến tuyến ức (thymus gland), luân xa tùng thái dương quan hệ với tuyến tụy (pancreas), luân xa tình dục quan hệ với tuyến sinh dục (gonads), luân xa xương cùng liên quan đến tuyến thượng thận (adrenal). Thông qua các tuyến nầy các luân xa chi phối hoạt động của toàn bộ cơ thể chúng ta, và y học ngày nay đều biết rất rõ vai trò cực kỳ quan trọng của các tuyến nội tiết tuy nhỏ bé nầy. Tuy nhiên đức D.K cũng nói cho chúng ta biết rằng sự hiểu biết của y học về các tuyến nội tiết nầy cũng chưa đầy đủ. Một số tuyến y học biết khá nhiều như tuyến yên, tuyến giáp trạng; một số thì y học đang bắt đầu tìm hiểu dần như tuyến tùng, tuyến ức… Lý do của điều nầy là vì các luân xa tương ứng của các tuyến nấy chưa hoạt động mạnh trong người thường, do đó tác động của các tuyến liên quan cũng rất còn ít ỏi trong những người nầy
5. Trong mỗi cá nhân, mức độ khai mở của các luân xa có khác nhau (xem Luân Xa Phần II), tùy thuộc vào bản chất, trình độ tiến hóa của mỗi người. Thông thường các luân xa nằm dưới hoành cách mạc hoạt động mạnh nhất trong người thường. Các luân xa tim và cuống họng bắt đầu hoạt động hay thức tỉnh trong những người tiến hóa cao hơn (advanced people). Các luân xa nơi đỉnh đầu và luân xa trán khai mở chậm nhất, nó tương ứng với giai đoạn con người bước vào đường đạo.
6. Mỗi luân xa thấp (dưới hoành cách mạc) có một luân xa tương ứng ở phía trên, và khi con ngưởi tiến hóa, năng lượng từ các luân xa thấp sẽ chuyển dịch lên các luân xa tương ứng ở trên của nó. Ví dụ năng lượng của luân xa xương cùng (sacral center) sẽ chuyển di đến luân xa cuống họng (throat center). Luân xa xương cùng là biểu tượng của sự sáng tạo vật chất (physical creation) khi con người tiến hóa cao sẽ chuyển hóa thành năng lượng của sự sáng tạo tinh thần, của nghệ thuật (spiritual creation) của luân xa cuống họng. Sự chuyển di năng lượng nầy là một quá trình dài, và trong khi nó xảy ra thì nó cũng gây ra nhiều xáo trộn trong cơ thể con người. Luân xa tùng thái dương khi phát triển sẽ chuyển di năng lượng của nó vào luân xa tim, còn luân xa xương cùng khi phát triển sẽ chuyển di năng lượng của nó vào luân xa đỉnh đầu. Mỗi một sự chuyển di (transference) năng lượng từ luân xa thấp đấn cao khi đã hoàn tất cũng tương ứng với các cuộc đại điểm đạo 1,2, và 3
Các sự chuyển di năng lượng của các luân xa
Thật ra, sự chuyển di năng lượng giữa các luân xa là một quá trình phức tạp, chúng ta sẽ trở lại điều nầy ờ phần sau.
7. Không phải tất cả các luân xa chính đều nằm trên cùng một phân cảnh giới của một cõi. Ví dụ đối với các luân xa trong thể dĩ thái thì bốn luân xa xương cùng, luân xa tính dục, luân xa tùng thái dương, luân xa lá lách nằm trên phân cảnh giới 4 (đếm từ trên xuống) của cảnh giới hồng trần. Luân xa cuống họng trên phân cản giới thứ ba, luân xa tim trên phân cảnh giới hai, và luân xa đầu trên phân cảnh giới thứ nhất. Điều nầy cũng tương tự cho các luân xa của thể tình cảm và thể trí.
8. Lưới dĩ thái (etheric webs): Nằm phân cách giữa các luân xa chính là các lưới dĩ thái (etheric web). Có bốn lưới dĩ thái trên xương sống và 3 trong đầu. Các lưới dĩ thái nầy cấu tạo bằng một hỗn hợp của các chất dĩ thái và chất hơi. Chúng có màu sắc, kích thước khác nhau và quay tròn theo những tốc độ khác biệt tùy theo luân xa. Các lưới nầy phân cách các luân xa trong cùng một thể với nhau, và đức D.K cho rằng nhiều người có nhãn thông hay lầm lẫn các lưới dĩ thái nầy và chính các luân xa. Chỉ khi nào lưới dĩ thái nầy tan rả dần thì ta mới có thể thấy trọn ven các luân xa. Và cũng chính các luân xa nầy ngăn cản sự chuyển di năng lượng giữa các luân xa, và chỉ khi nào các lưới nầy biến mất thì sự chuyển di năng lượng giữa các luân xa mới khả thi.
Bốn lưới dĩ thái trên xương sống
Ba lưới dĩ thái trong đầu
Đức D.K cho rằng các lưới dĩ thái nầy sẽ tan rã dần khi chúng ta tinh luyện đời sống, kiểm soát các mối xúc cảm dục vọng và phát ý chí tinh thần. Khi chúng ta thực hiện các điều nầy thì năng lượng của chơn ngã sẽ tuôn xuống, kích khởi các luân xa hoạt động mạnh mẽ, sự quay tròn mạnh mẽ nầy sẽ ma sát và mài mòn các lưới dĩ thái ở hai bên luân xa, khiến chúng từ từ biến mất. Ngài cũng lưu ý rằng có những trường hợp đau nhức hay nóng bỏng dọc theo xương sống mà không có một nguyên do sinh lý nào cụ thể thì thường do một trong các lưới dĩ thái dọc theo xương sống bị tan rã, nhất là trong trường hợp của người phụ nữ khi luân xa tùng thái dương phát triển quá mạnh, hay trong trường hợp người đàn ông luân xa tính dục (sacral center) quá phát triển. Hai luân xa nầy do quá trình tiến hóa tự nhiên là những luân xa phát triển mạnh nhất trong các luân xa. Sự phát triển quá mức sẽ phá hủy các lưới dĩ thái kế cận nó, gây ra những hiệu quả sinh lý kể trên. Nhiều đạo sinh khi gặp các hiện tượng kể trên lại nhầm tưởng rằng luồng hỏa xà Kundalini đã kích hoạt trong y, trong khi thực ra đó chỉ là hậu quả của một hay nhiều lưới dĩ thái bị phá hủy. Do đó một cảm giác đau nhức hay cháy bỏng phía xương sống chỉ có ý nghĩa rằng luân xa tương ứng hoạt động quá mức và không có hàm ý một sự phát triển tinh thần hay tiến hóa siêu việt gì cả. Nếu nó là biểu hiện của một sự phát triển tinh thần thì sẽ không có những đau đớn thể xác như trên
They [etheric webs] are normally dissipated as purity of life, the discipline of the emotions, and the development of the spiritual will are carried forward. [Esoteric Healing trang 186]As the life achieves an increasingly high vibration through purification and discipline, the fire of the soul, which is literally the fire of mind, causes the centers also to increase their vibration, and this increased activity sets up a contact with the protective “webs”, or disks of pranic energy found on either side of them. Thus, [593] through the interplay, they are gradually worn away, so that in the course of time they become perforated, if I might use such an inadequate term. Many aspirants feel convinced that they have raised the kundalini fire at the base of the spine and are consequently making rapid progress, whereas all that they have accomplished is to burn or “rub through” the web at some point or other up the spine. A sensation of burning or of pain in any part of the spine, when not due to physiological causes, is, in the majority of cases, due to the piercing of one or other of the webs, through the activity of the centers allied to them. This happens very frequently in the case of women in connection with the solar plexus center, and with men in connection with the sacral center. Both these centers—as a result of evolutionary development—are exceedingly active and highly organized, for they are the expression of the physical creative nature and of the emotional body. A sense therefore of burning and of pain in the back indicates usually undue activity in a center, which produces destructive results upon the protective apparatus, and is no true indication of spiritual unfoldment and superiority. It may indicate the latter, but it should be remembered that, where there is true spiritual growth, pain and danger are in this connection practically eliminated.
Còn có một lọai lưới dĩ thái khác mà ta có thể gọi là lưới dĩ thái bảo vệ (protective web), nó nằm chen giữa luân xa thể dĩ thái và luân xa tương tứng của thể tình cảm. Nó cấu tạo bằng chất dĩ thái của phân cảnh giới thừ hai và ba; nhiệm vụ của nó là ngăn chặn sự giao lưu tự do của năng lượng của hai cõi giới (hay hai thể). Khi lưới nầy vì một lý do nào đó mà bị rách thì những ảnh hưởng hay mãnh lực của cõi trung giới có thể xâm nhập vào cá nhân đó. Đây là nguyên do của những trường hợp “bị ma ám” (obsession). Có những người rất dễ bị vong linh nhập vào, trong khi người bình thường rất khó bị ám như trên.
The etheric web is literally the fine network of fiery threads which spreads itself over the centre, and forms an area of fairly large dimensions. It separates the two bodies, astral and physical. A similar corresponding area will be found in the solar system. Through it the cosmic forces must pass to the different planetary schemes. [CF 944]
Lưới dĩ thái bảo vệ (màu xanh blue)
II. Các luân xa chính
Theo đức D.K thật ra có mười luân xa chính, nhưng Huyền Linh học chính phái chỉ để ý đến bảy luân xa chính mà thôi. Ba luân xa thấp không phải là đối tượng điều hướng của năng lượng của Chân Ngã. Ba luân xa thấp nầy liên quan sự duy trì hình hài vật chất và có quan hệ mật thiết đến:
1. Ba cõi giới thấp trong thiên nhiên (cõi giới kim thạch, thảo mộc, và thú vật)
2. Ba phân cảnh giới của cõi giới hồng trần.
3. Thái dương hệ thứ ba nhìn từ quan điểm của Thượng đế [Cosmic Fire trang 1156]
As we have been told, there are literally ten, but the lower three are not considered as subjects for the direction of egoic energy. They relate to the perpetuation of the physical form and have a close connection with:
- The three lower kingdoms in nature.
- The three lower subplanes of the physical plane.
- The third solar system, from the logoic standpoint. [CF 1156]
1. Luân xa đỉnh đầu (Head center)
Luân xa nầy còn gọi là hoa sen hay luân xa ngàn cánh, tiếng Phạn gọi là Brahmarandra. Thật ra luân xa có hai tầng cánh: tầng trong cùng có 12 cánh và tầng ngoài cùng có 960 cánh, tổng cộng có 972 cánh, nhưng người ta hay gọi vắn tắt là hoa sen ngàn cánh. Ông C.W. Leadbeater phác họa lại hoa sen đỉnh đầu trong hình vẽ sau:
Một nhà huyền bí học khác là Choa Kok Sui cho ta thấy hình ảnh khác của luân xa nầy trong hình vẽ sau:
Luân xa đỉnh đầu tương ứng với phương diện Tinh thần của con người hay Chơn thần (monad). Nó là luân xa khó khai mở nhất và là luân xa cuối cùng được khai mở trong các luân xa. Chân sư D.K cho rằng nó bắt đầu hoạt động sau kỳ điểm đạo 3 (Về Điểm đạo xem Chân sư và Thánh đạo hoặc Điểm đạo trong nhân lọai và Thái dương hệ). Khi đã khai mở nó trông giống như một hoa sen ngàn cánh với tầng cánh trong cùng quay nhanh trông giống như ngọn lửa vàng chói sáng rực.
Ông Leadbeater giải thích thêm rằng ở giai đoạn đầu của cuộc tiến hóa, nó cũng giống như các luân xa khác về kích thước và hình dáng, bề mặt của luân xa lỏm vào dường như để tiếp nhận năng lượng từ Chân Ngã (và Chơn Thần). Khi đã bắt đầu khai mở, bề mặt của nó lồi ra trông giống như nóc tròn (dome) của của các Thánh đường. Dường như lúc nầy con người đã ý thực được vai trò của mình là bắt đầu ban phát ra thay vì chỉ thu nhận như trước. Trong các hình vẽ biểu tượng của các bậc Thánh nhân như Đức Phật, đỉnh đầu của các Ngài được vẽ lồi ra như trong hình vẽ sau:
Trong hình trên, vòm trên cùng tượng trưng cho tầng 12 cánh của luân xa, và tầng dưới tượng trưng cho tầng 960 cánh.
Ta nên lưu ý một điều là đức D.K nhấn mạnh rằng rằng đây là luân xa duy nhất trong con người vào lúc giải thoát (nghĩa là khi con người được điểm đạo La hán) vẫn giữ vị trí hình một hoa sen lộn ngược, nghĩa là quay về phía dưới luân xa xương cụt. Các luân xa khác lúc khởi đầu đều hướng xuống dưới, nhưng khi đã khai mở thì từ từ quay hướng lên trên. Xem hình sau đây:
So sánh với tượng Đức Phật ta thấy mô tả của Đức D.K gần tương tự, vòng ngoài 960 cánh của Luân xa hướng xuống, còng vòng trong 12 cánh lại hướng lên (hoặc lồi ra theo mô tả của Ông C.W. Leadbeater.) Luân Xa đỉnh đầu được cho là biểu tượng của Shamballa hay quyền lực Thiêng liêng nhất trong con người. Đức D.K cho rằng nó là Luân xa tổng hợp (center of synthesis), bao gồm bên trong nó tất cả những luân xa khác và mọi sự phát triển của các luân xa khác đều có tác động tương ứng lên luân xa ngàn cánh:
The many-petalled head center at the top of the head becomes exceedingly active. It is the synthetic head center, and the sumtotal of all the other centers. The stimulation of the centers throughout the body is paralleled or duplicated by the concurrent vivification of the many-petalled lotus. It is the meeting place of the three fires, those of the body, of the mind, and of the Spirit [CF 136]
2. Luân xa trán (Ajna)
Luân xa nầy nằm ở vùng trán giữa hai chân mày (khu vực ấn đường). Luân xa nầy đặc biệt khác những luân xa khác là nó thật ra chỉ có hai cánh, mỗi cánh lại bao gổm 48 cánh phụ, tổng cộng 48×2=96 cánh. Hai cánh của nó rẻ sang hai bên trái phải của đầu, trông giống như hai cánh của một chiếc máy bay. Hai cánh của luân xa nầy tượng trưng cho tính nhị nguyên: vật chất và tinh thần, chánh đạo và tà đạo, và do đó, nói một cách biểu tượng, nó tạo thành hai cánh tay của Thập tự giá mà con người bị đóng đinh vào:
This center, having only two real petals, is not a true lotus in the same sense as are the other centers. Its petals are composed of 96 lesser petals or units of force (48 + 48 = 96) but these do not assume the flower shape of the other lotuses. They spread out like the wings of an airplane to the right and left of the head, and are symbolic of the right hand path and the left hand path, of the way of matter and the way of spirit. They constitute symbolically, therefore, the two [150] arms of the Cross upon which the man is crucified—two streams of energy or light placed athwart the stream of life descending from the monad to the base of the spine and passing through the head. [Esoteric Healing trang 150]
Luận xa nầy biểu tượng cho phàm ngã gắn kết (integrated personality) và chỉ khai mở hoàn toàn vào kỳ điểm đạo thứ ba, và do đó cũng là một trong những luân xa được khai mở sau cùng trong hệ thống luân xa. Đức D.K giải thích rằng các luân xa không gắn liền với các cơ quan nội tạng lớn thường rất khó khai mở, bởi vì chúng được bảo vệ chặt chẽ hơn bởi các lưới dĩ thái dày đặc. Ví dụ luân xa tim hay luân xa tùng thái dương có liên hệ với tuyến hung (thymus) và tuyến tụy khá lớn, cũng như các cơ quan trong cơ thể là quả tim và bao tử. Khi chúng được khai mở năng lượng tuôn tràn vào chúng có thể đổ vào các cơ quan nầy, do đó việc khai mở các luân xa nầy ít nguy hiểm và rủi ro hơn. Các luân xa đỉnh đầu hay ajna chỉ liên hệ với các tuyến nội tiết bé nhỏ là tuyến tùng và tuyến yên, do đó chúng được bảo vệ chặt chẽ bởi các lưới dĩ thái và nói chung là khó khai mở
Any of the centres which have allied closely with them certain of the major ductless glands and at the same time have no large organ (such as the heart or stomach) connected with them develop more slowly and are more carefully protected in the process than are the centres with a major physiological organ closely connected with them. For instance, the thymus gland is connected with the heart centre and the pancreas with the solar plexus centre. At the same time, the energy pouring through those centres can be deflected into certain large physical organisms—such as the heart and the stomach. These centres, therefore, when being developed or stimulated, carry far less physiological danger than those which are not so related. The ajna centre is related to the pituitary body but there is no large physical organism to carry off the energy contacted; the etheric web is, therefore, in this locality specially reinforced and the activity of the centre more slowly generated. This is interesting and reassuring. It is in hints such as the above that the real teaching is given. [DINAI 114]
Tuyến nội tiết tương ứng với luân xa Ajna là tuyến yên (pituitary body), kích thước khoảng hạt đậu và nặng khoảng 0.5g. Tuyến yên có 3 thùy: thùy trước, thùy sau, và thùy giữa. Nhưng ở con người thùy giữa rất nhỏ bé, chỉ là một lớp tế bào mỏng. Đức D.K nói rằng hai thùy của tuyến yên tương ứng với hai cánh của luân xa Ajna. Xem hình sau:
Các nội tiết tố do tuyến yên tiết ra tham gia vào rất nhiều hoạt động quan trọng của cơ thể như: quyết định sự tăng trưởng của cơ thể (GH), sự tăng trưởng và phát triển các tuyến sinh dục (LH, FSH). Đặc biệt các hormon tiền yên còn có tác động điều hòa hầu hết các tuyến nội tiết khác, nên người ta gọi tuyến yên là đầu đàn trong các tuyến hệ nội tiết.
No comments:
Post a Comment