Công năng của thập chú - Thích Trí HuệĐại Bi Thập Chú 1 - Thích Pháp HòaĐại Bi Thập Chú 2 - Thích Pháp HòaĐại Bi Thập Chú 3 - Thích Pháp HòaĐại Bi Thập Chú 4 - Thích Pháp HòaThập Chú - Thích Trí Thoát tụngNHƯ Ý BẢO LUÂN VƯƠNG ĐÀ LA NI (Thập Chú) - Võ Tá Hân phổ nhạcTIÊU TAI CÁT TƯỜNG THẦN CHÚ (Thập Chú) - Võ Tá Hân phổ nhạcCÔNG ĐỨC BẢO SƠN ĐÀ LA NI - Võ Tá Hân phổ nhạcPHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ THẦN CHÚ (Thập Chú) - Võ Tá Hân phổ nhạcTHÁNH VÔ LƯỢNG THỌ QUYẾT ĐỊNH QUANG MINH VƯƠNG ĐÀ LA NI (Thập Chú)DƯỢC SƯ QUÁN ĐẢNH CHƠN NGÔN (Thập Chú) - Võ Tá Hân phổ nhạcQUÁN ÂM LINH CẢM CHƠN NGÔN (Thập Chú) - Võ Tá Hân phổ nhạcTHẤT PHẬT DIỆT TỘI CHÂN NGÔN (Thập Chú) - Võ Tá Hân phổ nhạcCHÚ VÃNG SANH - Võ Tá Hân phổ nhạcTHIÊN THIÊN NỮ CHÚ (Thập Chú) - Võ Tá Hân phổ nhạc
THẬP CHÚ(Phạn - Hán)
Trong thời công phu khuya ở đa số các chùa đều có tụng chú Lăng Nghiêm, đại bi và thập chú. Từ lâu tôi vẫn có ý tìm lại những bản tiếng Phạn (Sanskrit) của những bài chú này.
Trong quyển "Nhị Khóa hiệp giải" có nói rõ về xuất xứ của các bài chú này, nhưng đương nhiên là không có tiếng Phạn. Sau này Hòa thượng Thiền Tâm trong Kinh Niệm Phật Ba la mật, có phiên âm lại bài chú Vãng Sinh cho giống với tiếng Phạn hơn.
Các thần chú đều được chư tổ phiên âm từ Phạn sang Hán, rồi từ Hán sang Việt. Trải qua hai lần phiên âm như vậy nên cũng cùng một chữ Phạn mà khi sang tiếng Việt thì biến thành nhiều dạng, thí dụ như chữ Svaha, biến thành: xóa ha, tóa ha, tát bà ha, ta phạ ha, tá hắt. Chữ Om biến thành Án, Úm, v.v...
Theo giáo lý Mật tông hay Chân ngôn tông thì việc tụng và phát âm thần chú rất quan trọng. Vì Phạn âm (đúng hơn là Phạm âm, tức âm thanh của Phạm thiên) có năng lực rung cảm với pháp giới và chư thiên long bát bộ. Do đó chúng ta thấy các vị Lama Tây Tạng phải luyện giọng để tụng và phát âm các bài chú một cách rất đặc biệt.
Không phải là chuyên tu về Mật tông nên chúng ta không thể và cũng không cần phải tụng giống như các Lama, nhưng ngày nay đa số chúng ta đều đọc được chữ quốc ngữ dựa trên các mẫu tự La tinh (a,b,c,d, ...), và tiếng Anh, tiếng Pháp, nên đều có thể đọc được ít nhiều tiếng Phạn (la tinh hóa), mặc dù không chính xác lắm.
Chúng ta tụng các thần chú Lăng Nghiêm, đại bi, thập chú vì theo truyền thống do chư tổ để lại, và chúng ta đặt hết niềm tin nơi các ngài. Nhờ lòng tin kiên cố mà có cảm ứng.
Chính vì thế mà sự phiên âm hay phát âm không thành vấn đề, đọc là xóa ha, toá ha, hay tát bà ha cũng được.
Ngày nay với phương tiện truyền thông internet, chúng ta có thể sưu tầm, tra khảo nhiều tài liệu mà không cần phải mất công đi xa, nên tôi sưu tập và biên soạn lại 10 bài thần chú này để làm tài liệu tham khảo cho những vị nào muốn biết rõ hơn về cách chuyển âm cũng như xuất xứ.
Về nghĩa thì chư tổ chủ trương không dịch nghĩa mà chỉ dịch âm, đó là vì tâm con người hay phân biệt chấp trước và đóng khung sự vật. Một khi biết được nghĩa rồi thì xem thường mà không tu hành thực tập nữa (sở tri chướng).
Sự dịch nghĩa ở đây chỉ đại khái trên văn tự để biết một chút ý nghĩa của bài chú. Vì thật ra kinh chú của chư Phật và Bồ tát thì vô lượng nghĩa. Những ai đã quen trì tụng thần chú bằng tiếng Tàu, hay tiếng Việt thì cứ tiếp tục, ở đây không có ý khuyên quý vị phải đổi cách tụng.
Tụng chú không phải là một cứu cánh, mà chỉ là phương tiện trợ đạo. Người tụng chú mà tâm tham lam, ác độc, ích kỷ, không diệt trừ ngã mạn, kiêu căng, không tu sửa tánh tình, không từ, bi, hỷ, xả, không giữ gìn ba nghiệp thanh tịnh thì dù có tụng hàng trăm ngàn biến, thọ hàng trăm lễ quán đảnh, có được thần lực này nọ thì cũng chỉ là tà đạo, không phải là đạo Phật.
Các bài chú tiếng Phạn được trình bày ở đây với tính cách tài liệu tham khảo, chưa chắc đúng hẳn 100%, nhưng ít ra cũng cho ta thấy được một chút mặt mũi nguyên bản và nguồn gốc của chúng. Nếu quý vị nào có tài liệu chính xác hơn thì xin hoan hỷ gửi cho tôi để bổ chính lại. Xin đa tạ.
Thích Trí Siêu, 29/5/2004
Phụ đính: Có một số Phật tử muốn tụng chú theo tiếng Phạn nên tôi cố gắng phiên âm tiếng Việt cho gần với chữ Phạn. Tuy nhiên, một lần nữa, quý vị nào quen đọc Thập chú theo âm Hán xưa nay thì cứ tiếp tục, không cần phải sửa đổi cách tụng.
Ngoài ra tôi cũng bổ túc những câu thiếu trong thần chú "Như ý bảo luân vương đà la ni".
Thích Trí Siêu, 8/11/10 Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát 1/ NHƯ Ý BẢO LUÂN VƯƠNG ĐÀ LA NI
Namo Buddhaya, namo Dharmaya, namo Sanghaya. Namo Avalokitesvaraya bodhisattvaya mahasattvaya, maha karunikaya. Tadyatha: OM CHAKRA, VARTTI, CINTAMANI, MAHA PADMA, RURU, TISTA, JVALA AKARSAYA, HUM, PHAT, SVAHA. OM PADMA, CINTAMANI, JVALA HUM. OM VARADA, PADME HUM.
Âm Hán: Nam mô Phật đà gia, nam mô đạt ma da, nam mô tăng già da. Nam mô Quán tự tại bồ tát ma ha tát, cụ đại bi tâm giả. Đát điệt tha: Án chước yết ra, phạt để, chấn đa mạt ni, ma ha bát đằng mế, rô rô (rô rô), để sắt tra, thước la, a yết rị sa dạ, hồng, phấn, toá ha. Án bát đạp ma, chấn đa mạt ni, thước ra hồng. Án bát lặc bà, bát đẳng mế hồng.
Âm Việt:
Nam mô Bút đa gia, nam mô đạc ma gia, nam mô xăng ga gia. Nam mô Avalôkitê sờ va ra gia, bô đi sát toa gia, ma ha sát toa gia, ma ha ka ru ni ka gia. Tát gia tha: Ôm cha kờ ra, vạc ti, chin ta ma ni, ma ha pát ma, ru ru, ti shờ ta, gioa la, a các sa gia, hum, phat, xóa ha. Om pát ma, chin ta ma ni, gioa la hum. Ôm va ra đa, pát mê hum. Nghĩa: Quy y Phật, Quy Y Pháp, Quy y Tăng. Con xin quy mệnh với Đức Chuyển luân vương như ý bảo châu đại liên hoa là Bậc đã xa lìa Nội Trần và Ngoại Trần. Con xin an trụ theo ánh lửa rực rỡ của Ngài để thỉnh triệu Chư Phật, Bồ Tát, Hiền Thánh Chúng, Tám Bộ Trời Rồng, Chư Vị Hộ Pháp nhắm giúp cho con phá bại Tâm vị ngã, phát khởi Tâm bồ đề, thành tựu cát tường.
Xuất Xứ: Như Ý Tâm Đà La Ni Kinh. Nội dung kinh này nói về Bồ tát Quán Tự Tại được sự chấp thuận của Đức Phật liền tuyên thuyết Vô Chướng Ngại Quán Tự Tại Liên Hoa Như Ý Bảo Luân Vương Đà La Ni . Đức Phật lại bảo: Nếu người nào tụng chú này 1 biến thì trừ được tội, qua được tai nạn, thành tựu sự nghiệp. Còn nếu ngày nào cũng tụng 108 biến thì sẽ có cảm ứng khiến thấy được thế giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà và núi Bổ Tát La nơi Bồ tát Quán Thế Âm cư ngụ, khỏi đọa vào đường ác.
2/ TIÊU TAI CÁT TƯỜNG THẦN CHÚ
Namah samanta, Buddhanam, apratihatasa, sananam, tadyatha:
OM KHA KHA, KHAHI, KHAHI, HUM HUM, JVALA JVALA, PRAJVALA PRAJVALA, TISTA TISTA, SITIRI SITIRI, SPHATI SPHATI, SHANTIKA, SRIYE SVAHA. Âm Hán: Nam mô tam mãn đà, mẫu đà nẫm, a bát ra để hạ đa xá, ta nẳng nẫm, đát điệt tha: Án khư khư, khư hứ, khư hứ, hồng hồng, nhập phạ ra, nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, bát nhập phạ ra, để sắt sá để sắt sá, sắt trí rị sắt trí rị, ta phấn tra ta phấn tra, phiến để ca, thất rị duệ, ta phạ ha.
Âm Việt:
Na ma xa măng ta, bút đa nam, a pờ ra ti ha ta xa, xa na nam, tát gia tha: Ôm kha kha, kha hi, kha hi, hum hum, gioa la gioa la, pờ ra gioa la, pờ ra gioa la, ti shờ ta, ti shờ ta, sít ti ri, sít ti ri, sờ pha ti, sờ pha ti, shăng ti ka, shi ri giê, xóa ha.
Nghĩa:
Hỡi ánh lửa rực rỡ của Như Lai Vô Kiến Đỉnh Tướng đã thiêu cháy mọi năng chấp, sở chấp, hãy tỏa sáng rực rỡ khiến cho con được an trú trong sự gia trì này nhằm phá tan sự trì độn chậm chạp của Nội Chướng và Ngoại Chướng. Đồng thời khiến cho con dứt trừ được mọi tai nạn, thành tựu sự an vui tốt lành.
Xuất Xứ: Kinh Xí Thạnh Quang Đại Oai Đức Tiêu Tai Cát Tường Đà La Ni.
Thần chú tiêu trừ các tai nạn, thành tựu việc cát tường. Một trong 4 Đà La Ni thông dụng trong Thiền lâm, cũng là pháp Tức Tai trong Mật giáo. Thần chú này xuất phát từKinh Xí Thạnh Quang Đại Oai Đức Tiêu Tai Cát Tường Đà La Ni và Kinh Đại Oai Đức Kim Luân Phật Xí Thạnh Quang Như Lai Tiêu Diệt Nhất Thiết Tai Nạn Đà La Ni.
3/ CÔNG ÐỨC BẢO SƠN ÐÀ LA NI
Namo Buddhaya, Namo Dharmaya, Namo Sanghaya.OM SIDDHI, HOH DHURU, SUDHURU, GARJA, GARBHA, SADHARI, PURNI,SVAHA.
Âm Hán: Nam mô Phật đà da, nam mô Đạt ma da, nam mô Tăng dà gia. Án tất đế, hộ rô rô, tất đô rô, chỉ rị ba, kiết rị bà, tất đạt rị, bố rô rị, ta phạ ha.
Âm Việt:
Nam mô Bút đa gia, nam mô đạc ma gia, nam mô xăng ga gia. Ôm sít đi, hô đu ru, xu đu ru, gạc gia, gạc ba, xát đa ri, puộc ni, xóa ha. Nghĩa: Quy y Phật, Quy Y Pháp, Quy y Tăng. Vinh quang thay sự thành tựu ! Hãy vui vẻ ôm giữ, khéo ôm giữ kho tàng Chân Như! Hãy khéo giữ gìn tự tính an lạc của Đại Niết Bàn. Xuất Xứ: Kinh Ðại Tập (Sutrasamuccaya) Nếu người tụng chú này một biến, công đức cũng bằng như lễ Ðại Phật Danh kinh bốn vạn năm ngàn bốn trăm biến. Lại như chuyển Ðại Tạng 60 vạn 5 ngàn 4 trăm biến. Tạo tội quá mười cõi sát độ, đọa vào A Tỳ địa ngục chịu tội, kiếp hết lại sanh nơi khác để chịu tội. Niệm chú này một biến, tội kia đều được tiêu diệt, không còn đọa vào địa ngục, khi mạng chung quyết định vãng sanh Tây phương thế giới, được thấy Phật A Di Ðà, thượng phẩm thượng sanh.
4/ PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ THẦN CHÚ
NAMO SAPTÀNÀM, SAMYAKSAMBUDDHÀYA, KOTINÀM, TADYATHÀ: OM CALE CULE CUNDHE SVAHA.
Âm Hán:Nam mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đà, câu chi nẫm, đát điệt tha: Úm chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề ta bà ha.
Âm Việt:
Nam mô xáp ta nam, xam mi ác, xam bút đa gia, kô ti nam, tát gia tha: Ôm cha lê, cha lê, chun đê xóa ha. Nghĩa: Quy mệnh Bảy trăm triệu Chính Đẳng Chính Giác - Như vậy liền nói chú rằng: Khi Thân, Khẩu, Ý hợp nhất với sự Giác Ngộ Phật Tính sẽ đi thẳng vào tự tính thanh tịnh của Tâm Bồ Đề và thọ nhận mùi vị an lạc của Đại Niết Bàn.
Xuất Xứ: Phật Mẫu Chuẩn Đề Đà La Ni Kinh Người trì tụng thần chú này đủ chín chục ngàn biến, có thể diệt được các tội thập ác, ngũ nghịch, tiêu trừ tai nạn, bịnh hoạn, tăng nhiều phước thọ.
5/ THÁNH VÔ LƯỢNG THỌ QUANG MINH VƯƠNG ĐÀ LA NI
OM NAMO BHAGAVATE, APARAMITA, AJURJNÀNA, SUVINE, SCITA TEJA RÀJAYA, TATHÀGATÀYA, ARHATE, SAMYAKSAMBUDDHÀYA,
OM SARVA SAMSKÀRA PARI’SUDDHA, DHARMATE, GAGANA, SAMUDGATE SVÀBHAVA, VISUDDHE, MAHÀ NAYA, PARIVERE, SVÀHÀ.
Âm Hán:
|
10 April 2013
Thập Chú - Ty` Kheo Thích Trí Siêu
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment