08 December 2016

Tại sao tôi lạy Phật? -





Ý nghĩa lạy Phật

Một em bé đi chùa lễ Phật, lễ xong em vừa ra đến sân chùa, 
gặp một quân nhân đứng ngắm cảnh. Thấy em, quân nhân liền hỏi: 

- Em đi đâu thế?  Bé gái đáp: Em đi chùa lễ Phật.
- Quân nhân hỏi: Tượng Phật bằng gỗ bằng xi măng, em lễ cái gì?
- Bé hỏi lại: Ở doanh trại anh mỗi sáng có chào cờ không? 
Quân nhân đáp: Sáng nào cũng chào cờ.
- Bé lại hỏi: Cờ bằng vải bằng màu, tại sao phải nghiêm trang chào? 
- Quân nhân đáp: Chào tinh thần Tổ quốc được tượng trưng qua lá cờ, chớ không phải chào vải màu.
- Em bé nói: Cũng thế, em lạy tinh thần Từ Bi Giác Ngộ của Đức Phật
 được tượng trưng qua hình tượng chớ không phải lạy gỗ lạy xi măng.

… Chúng ta lạy Phật không vì van xin tha tội, không vì cầu mong ban ân, 
chỉ vì quí kính một đấng lòng từ bi tràn trề, trí giác ngộ viên mãn. 
Vì quí kính công đức trí tuệ của Phật nên chúng ta lạy Ngài. 
Lạy Phật để thấy mình còn thấp thỏi ti tiện, bỏ hết những thói ngạo mạn cống cao. 
Quí kính gương cao cả của Phật để mình noi theo. 
Phước đức lạy Phật là tại chỗ đó *:) happy


__(())__
Ý NGHĨA CHÂN THẬT VỀ PHẬT GIÁO
Thích Hạnh Phú

V. Ý NGHĨA CỦA NHỮNG VẬT ĐƯỢC THỜ CÚNG

V.6. Ý nghĩa của việc lạy Phật

Theo như trong kinh điển ghi chép lại thì việc lạy Phật có từ thời đức Thế Tôn còn tại thế. Khi các đệ tử xuất giatại gia, các vua quan, đến dân chúng, mỗi lần được may mắn gặp Ðức Phật Thích-ca, đều cúi xuống ôm chân Phật và đặt trán của mình lên chân Ngài để tỏ lòng ngưỡng mộ, tôn thờ một bậc tối thượng, bi - trí siêu phàmÝ nghĩa của việc lạy Phật là tỏ ra niềm tôn kính, khiêm nhường, hạ thấp mình xuống, trừ cái tâm tự cao, ngã mạn của chính mình. Có ba cách thức lễ Phật như sau:

a. Ngã mạn lễ
Khi lễ Phật mà còn ngạo nghễ kiêu căngnăm vóc không sát đất (đầu, hai tay, hai chân chạm đất) biểu hiện tấm lòng không thành kínhý tưởng vơ vẩn đâu đâu...

b.Cầu danh lễ
Khi thấy có đông người thì siêng năng lạy không ngừng nghỉ, cố ý làm cho kẻ khác chú ý đến mình. Còn lúc không có người thì thân biếng nhác, tâm giải đãi... Cách lạy như thế này không ích gì, lại thêm mỏi mệt, thêm nhiều tội lỗi. Người xưa ví cách lạy này như “chiếc cối giã gạo, nhấc lên rồi thả xuống”.

c. Thân tâm cung kính lễ
Lúc lễ lạy đặt thân tâm hết lòng thành kính nghiêm trangnăm vóc sát đất... Cách lễ này đúng pháp. Theo cách lạy của Tịnh độ tông thì:
Khi lạy xuống, trước tiên úp hai lòng bàn tay xuống đất. Lạy như thế có ý nghĩa là buông xả tất cả từ vật chất bên ngoài đến ý tưởng (vọng niệm) bên trong, nhất tâm nhất ý đặt vào lòng thành kính.
  • - Sau đó ngửa bàn tay ra, đặt trán của mình lên hai lòng bàn tay, ý nghĩa là nhằm đón nhận những giáo pháp , những công hạnhhạnh nguyện của đức Phật trao cho mình để chúng ta áp dụng thực hành vào cuộc sống khi đối nhân xử thế với mọi người xung quanhLưu ý rằng phần lưng và mông phải thấp sát xuống, bằng phẳng, như hình cái mặt bàn. (Xin xem đĩa “Oai nghi của người Phật tử tại gia” do chùa Hoằng Pháp phát hành sẽ rõ thêm).
  •  - Cuối cùng là úp hai lòng bàn tay xuống đất (trước khi đứng lên), ý nghĩa cũng là buông xả. Sau khi đón nhận những giáo pháp của Phật trao cho, ta đem thực hành vào cuộc sống để lợi người lợi mình. Khi xong việc liền buông xả, không nên câu nệ, chấp cứng vào đó, phải tùy duyên uyển chuyển. Trong kinh Kim Cangđức Phật dạy: “Chánh pháp còn nên bỏ, huống hồ phi pháp. Ngài ví những giáo pháp của mình như chiếc thuyền, khi đã qua sông, muốn lên bờ thì phải bỏ chiếc thuyền”.


 lay_phat
 Phật tử lạy Phật - ảnh minh họa
 
 Ấn Quang đại sư là vị Tổ thứ 13 của Tịnh độ tông. Tương truyền Ngài là Đại Thế Chí Bồ-tát tái lai, thị hiện ở Ta-bà nhằm giúp A-di-đà Phật giáo hóa, chỉ dạy chúng sanh niệm Phật cầu sanh Tịnh độ. Trong Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao, Ngài nói: “Tu hành, điểm then chốt quan trọng của sự thành tựu là lòng thành kính. Một phần thành kính được một phần lợi ích(tiêu tội nghiệp tăng phước). Mười phần thành kính được mười phần lợi ích”. Ngạn ngữ Trung Quốc cũng có câu: “thành ư trung nhi hành ư ngoại” nghĩa là lòng thành từ bên trong tâm thể hiện ra hình tướng bên ngoài. Trong tu tập vấn đềtụng kinh niệm Phật thì việc có lòng thành vô cùng quan trọng vì trên sẽ cảm ứng đến chư Phật, Bồ-tát, dưới cảm đến mọi người xung quanh, khi người khác nhìn vào sẽ có cảm tình, nhờ thế ta dễ dàng cảm hóa được nhiều người.


Nếu ngày mai tôi còn sống





Trước khi chìm vào giấc ngủ, chúng ta có thể nghĩ rằng, 
“ Mình sắp chết ...” 
và cầu nguyện để được tái sinh vào cõi Tịnh Độ của Phật A Di Đà. 
Nếu chúng ta có thể làm quen với điều này trong thời gian dài, 
thì chúng ta nhớ về Phật A Di Đà khi trong giai đoạn trung ấm một cách dễ dàng hơn. 
Chúng ta sẽ không còn thân vật chất mà chỉ có thần thức trong giai đoạn đó. 
Vì thế, nếu chúng ta có thể nhớ tưởng tới Phật A Di Đà lúc đó, 
ta sẽ được Đức Phật A Di Đà dẫn dắt tới cõi Tịnh Độ rất dễ dàng.
Kyabje Yangthang Rinpoche

__(())__Nam Mô A Di Đà Phật __(())__



Nếu Không Còn Ngày Mai. 
Giả dụ ngày mai.. tôi bỏ tôi
Dù bao mộng ước vẫn đầy vơi..
Tôi sẽ đi trong niềm thanh thản
Hay ngoảnh nhìn sau.. lệ tiếc đời ?

Giả dụ ngày mai phải tạ từ
Một đời gom góp những riêng tư..
Tôi mang theo tất, hay nhường lại 
Dẫu tận đáy lòng bao luyến lưu!

Giả dụ ngày mai.. tôi bỏ mình
Yên bình, phúc lạc với lời kinh.
Hay ra đi giữa  nghìn thương, hận.
Giữa những dằng co mé tử, sinh ?

Tôi biết ngày mai nếu vắng tôi
Vầng hồng vẫn rạng, vẫn mây trôi.
Vẫn tiếng trẻ thơ cười trong trẻo..
Tôi, nghĩa gì đâu giữa cuộc đời! 

Nếu thật ngày mai sẽ..  ngủ say
Thì nay tôi sống thế nào đây ?
Lời thương xin nói thay thù hận
Hay vẫn ngập lòng chuyện đắng cay ?

Tôi biết trần gian một giấc mơ
Mà vẫn tranh giành đến xác xơ.
Cố vớt trăng vàng trên bến mộng
Mấy độ trầm luân.. tiếp dại khờ.

Ví dụ ngày mai tôi bước xa
Bàn tay quen nắm có buông ra?
-  Còn hơn thiên hạ từng câu nói.
Bao nỗi căm hờn quên , thứ tha ?

- Nếu thật ngày mai tôi bỏ đời
Chiều nay ngồi nhẹ ngắm mây trôi,
Niềm thương xin gửi cùng đây đó..
Nguyện chỉ mang theo những nụ cười.

Tôi như đã đến, chưa từng đến
Thì đời đâu rớt lệ chia phôi ?
Hôm nao gặp gỡ .. chưa từng hẹn
Đi, chẳng ai chờ , có thế thôi !
 
Thích Tánh Tuệ


Tâm vi tế, 
khó nhìn, 
khó thấy
Theo dục tham, 
thoái mái quay cuồng -
Trí nhân 
làm chủ được tâm
Niềm vui nội tại 
phủ trùm khắp nơi.
 ( Pháp Cú 36 )



Thực hiện : Thích Tánh Tuệ

No comments:

Post a Comment