Ý nghĩa tâm linh của chuỗi hạt đeo tay
Chuỗi |
Với Phật giáo, tràng hạt là một pháp khí quen thuộc, việc sử dụng tràng
hạt dường như đã trở thành nét đặc thù của Tịnh độ tông. Theo lịch sử truyền
thừa của Tịnh độ tông, người chế ra tràng hạt để niệm danh hiệu Phật chính là
ngài Đạo Xước (562-645), người được tôn là tổ thứ 2 của Tịnh độ tông Trung
Quốc. Còn với Phật giáo Nam tông, từ lâu tràng hạt cũng đã dần dần trở thành
một vật tùy thân ngoài 8 vật (3 y, kim chỉ, bình bát, dây lưng, dao cạo và túi
lọc nước) đã được Phật chế định.
Chuỗi 18 hạt |
Theo các kinh ghi lại thì chuỗi hạt được làm từ nhiều nguyên liệu khác
nhau: hạt bồ đề, hạt kim cang, hạt sen, ngọc, thủy tinh, đồng dỏ, vàng bạc…
Trong Phật học thì con số 108 tượng trưng cho 108 phiền não (Kleśā) của
con người. Lục giác (thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, cảm giác, và
thức giác) nhân làm ba, tức ba loại phản ứng (lạc, khổ, vô ký) thì ra con số
18. Mười tám nhân hai, tức hai thể (thiện hay bất thiện) thì có con số 36. Ba
mươi sáu nhân ba, tức ba thời (quá khứ, hiện tại, và vị lai) thì là con số 108
phiền não.
Tràng chuỗi 108 hạt |
Phật giáo Việt Nam thì giải thích là khi lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi,
thân và ý) không thanh tịnh vì thiếu lục thức (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức,
thiệt thức, thân thức và ý thức) thì dễ bị dao động bởi lục trần (sắc, thanh,
hương, vị, xúc và pháp). Sáu căn, sáu trần, và sáu thức cộng lại, thành ra thập
bát giới (18). Con số này nhân cho sáu phiền não căn bản (tham, sân, si, mạn,
nghi, ác kiến) thì là số thành 108 (18 x 6 =108).
Theo Phật giáo học cơ bản thì con người sẽ có:
- Lục giác: Gồm Thị – thính – vị – khứu – thức.
- Tam ứng (hay 3 loại phản ứng): Lạc – khổ – vô ký.
- Nhị thể: Thiện và bất thiện
- Tam thời (3 thời điểm): Quá khứ – hiện tại – tương lai.
Tràng Chuỗi 21 Hạt |
Số hạt tượng trưng một ý nghĩa khác nhau:
Người ta lấy Lục giác nhân Tam ứng ra 18
Nhị thể nhân 18 ra 36
Lấy 36 nhân Tam thời ra 108. Người ta cho rằng, chuỗi 108 hạt sẽ tượng
trung 108 tam muội nhằm thanh trừ 108 phiền não.
- Chuỗi 14 hạt tượng trưng cho 14 Pháp Vô Úy của Bồ Tát Quán Thế Âm.
- Chuỗi 21 hạt tượng trưng cho 21 vị, tức là Thập Địa, quả vị Phật và Thập Ba La Mật
- Chuỗi 27 hạt tượng trưng cho 27 cấp vị của Tiểu Thừa tu hành Tứ Hướng Quả, tức là với 9 bậc Vô Học của Đệ Tứ Quả A La Hán, 18 bậc Hữu Học của Tứ Hướng Tam Quả trước.
- Chuỗi 42 hạt tượng trưng cho 42 cấp vị quá trình tu hành của Bồ Tát, tức là Thập Trú, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, Thập Hạnh, và Đẳng Giác, Diệu Giác.
- Chuỗi 54 hạt tượng trưng cho 54 cấp vị quá trình tu hành của Bồ Tát, tức là Thập Tín, Thập Địa,Tứ Thiện Căn Nhân Địa, Thập Trú, Thập Hạnh Thập Hồi Hướng
- Chuỗi 108 hạt đoạn trừ 108 phiền não là biểu hiện cho cầu chứng 108 pháp Tam Muội
- Chuỗi 1080 hạt tượng trưng cho 10 cảnh giới, mỗi cảnh giới đều có 108 tổng cộng thành 1080.
Ý nghĩa của chuỗi 36 hạt và 18 hạt có nhiều người cho là không biểu trưng
cho pháp số nào trong Phật giáo, và cho rằng nó tương đồng với chuỗi 108 hạt.
Theo đó, để tiện cho sự mang đeo, bèn chia chuỗi 108 hạt ra thành 3 chuỗi, mỗi
chuỗi có 36 hạt, hoặc chia chuỗi 108 hạt ra làm 6 xâu, mỗi xâu có 18 hạt, mà
không phải có thâm nghĩa nào cả.
Kinh Pháp Hoa (phẩm Phổ Môn) đề cập đến 14 Pháp Vô Úy của Đức Bồ tát Quán
Thế Âm:
- Giúp chúng sanh thoát khỏi khổ não;
- Giúp chúng sanh không bị lữa dữ thiêu đốt;
- Giúp chúng sanh không bị nước lớn nhận chìm;
- Giúp chúng sanh không bị ác quỷ làm hại;
- Giúp chúng sanh thoát khỏi đao trượng;
- Giúp chúng sanh không bị ác quỷ, ác thần trông thấy;
- Giúp chúng sanh thoát khỏi gông cùm xiềng xích;
- Giúp chúng sanh thoát khỏi giặc cướp;
- Giúp chúng sanh dứt trừ tham dục;
- Giúp chúng sanh xa lìa nóng giận;
- Giúp chúng sanh đoạn trừ si ám;
- Giúp chúng sanh cầu được con trai;
- Giúp chúng sanh cầu được con gái;
- Giúp chúng sanh niệm danh hiệu Quán Thế Âm thì được vô lượng lợi ích.
Cách gọi chuỗi hạt của những người theo đạo Phật cũng có sự khác biệt,
thường họ sẽ gọi với một số tên như Niệm châu hay Phật châu:
- Người theo đạo Phật sẽ dùng chuỗi hạt vòng tay phong thủy với khoảng 108 hạt hoặc là ước số của 108.
- Chuỗi hạt theo phái Tịnh Tộ lại chỉ có 27 hạt, thường thì họ sẽ chắp tay, sau đó choàng chuỗi hạt đó vào 2 tay đang chắp.
Ý nghĩa của 2 tay cũng khác nhau, tay phải là biểu tượng cho Niết Bàn,
còn tay trái tượng trưng cho kiếp Luân Hồi. Chuỗi hạt của vòng tay cũng vì thế
mà tượng trưng cho sự hài hòa giữa các tín đồ và Phật A Di Đà.
- Giống đạo Phật, người phái Chân Ngôn cùng dùng chuỗi 108 hạt, khi đọc kinh hay làm lễ đều dùng 2 tay xoa vào chuỗi hạt với ý nghĩa gột rừa bụi trần.
Với người theo đạo Công giáo (Thiên Chúa Giáo), chuỗi vòng tay gồm các
loại sau:
- Chuỗi vòng tay phong thủy lần hạt kính Đức Mẹ Maria sẽ bao gồm 12 hạt nhỏ và 1 hạt cái. Loại chuỗi vòng nay sẽ dùng đọc 12 kinh kính Đức Mẹ. Bắt đầu với hạt cái mang ý nghĩa khởi đầu khi đọc kinh Lạy Cha và cũng dùng đọc kinh Sáng Danh.
- Chuỗi chục kinh mân côi với 10 hạt và 1 thắt nút hoặc như chuỗi lần hạt với 10 hạt và 1 hạt cái.
10 hạt: đọc 10 kinh Kính Mừng
1 hạt cái hay hạt thắt nút: đọc kinh Lạy Cha (lúc khởi đầu) và kinh Sáng
Danh (kết thúc).
- Tràng hạt (chuỗi hạt Mân Côi năm chục): Bao gồm 1 chuỗi 10 hạt sẽ xen lẫn 1 hạt cái, được sử dụng để đọc 50 kinh mỗi lần.
Thường cuối chuỗi sẽ có 2 hạt cái và 3 hạt nhỏ khi đọc kinh để các linh
hồn sớm siêu thoát, trở về chốn Thiên Đàng.
- Chuỗi Mân Côi với 150 kinh (3 mùa): Sự khác biệt giữa chuỗi 50 kinh với 150 kinh sẽ khác nhau ở số hạt. Chuỗi Mân Côi sẽ có 150 hạt vòng. Người đọc kinh sẽ được được cả 3 mùa: Mùa Vui, mùa Yêu Thường và mùa Mừng ngay trong cùng 1 chuỗi. Thay vì đọc riêng lẻ 3 vòng thì chỉ cần đọc 1 lần.
Chuỗi đeo tay |
1080 hạt biểu thị cho thập giới, mỗi giới có 108 phiền não, hợp thành 1080 phiền não. Thập giới biểu thị cho 10 thế giới mê và ngộ, có thể phân thành 10 loại như sau:(1) Cõi địa ngục, (2) cõi quỷ đói, (3) cõi súc sinh, (4) cõi Atula, (5) cõi người, (6) cõi trời, (7) cõi Thanh Văn, (8) cõi Duyên Giác, (9) cõi Bồ Tát, (10) cõi Phật.
Chuỗi niệm châu có 108 hạt là loại thường thấy nhất, biểu thị cho sự cầu chứng 108 Tam muội, đoạn trừ 108 phiền não, từ đó khiến cho thân tâm đạt đến trạng thái tịch tĩnh. 108 hạt tượng trưng cho 18 giới (lục trần, lục căn, lục thức), đem số 18 này nhân với 6 phiền não căn bản (tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến) thành 36, lại phối với Tam thế quá khứ, hiện tại, tương lai, hợp thành 108 phiền não, giống như trong kinh nói.
Chuỗi gỗ Mun sọc 12mm x 108 hạt |
Chuỗi 54 hạt biểu thị cho 54 giai vị trong quá trình tu hành của Bồ Tát. Trong đó bao gồm: Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, lại cộng thêm Tứ thiện căn vị.
Chuỗi 54 hạt |
Chuỗi 42 hạt biểu thị cho 42 giai vị trong quá trình tu hành của Bồ Tát, bao gồm Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, Đẳng giác và Diệu giác.
Chuỗi 42 hạt |
36 hạt không có hàm nghĩa chính xác, thông thường để tiện cho việc mang theo bên mình, chia 108 hạt thành 3 chuỗi, mỗi chuỗi 36 hạt. Trong đó, hàm chứa nghĩa lý lấy tiểu thấy đại, cho nên nó tương đồng với 108 hạt.
Chuỗi 36 hạt đeo tay may mắn cho bạn gái |
Chuỗi 27 hạt |
21 hạt biểu thị cho 21 giai vị, bao gồm: Thập địa, Thập ba la mật và quả Phật. “Quả Phật” chỉ đạt đến quả vị thành Phật cứu cánh nhất.
Chuỗi 21 hạt |
Chuỗi vòng 18 hạt tục gọi là “thập bát tử”. Trong đó, “Thập bát” chỉ “Thập bát giới”, tức lục căn, lục trần, lục thức.
Chuỗi vòng 18 hạt |
14 hạt biểu thị Bồ Tát Quán Âm cùng với tất thảy chúng sinh trong thập phương, Tam thế, 6 cõi đồng nhất bi ngưỡng, khiến cho chúng sinh đạt được 14 công đức vô úy.
Chuỗi tràng 14 hạt |
Còn loại vòng tay không có số hạt nhất định, trong sách nhà Phật có đoạn viết rằng: “Nếu như có người tay cầm chuỗi hạt này, không thể theo lệ niệm tụng danh hiệu Phật và Đà la ni, nhưng có thể cầm tay hoặc mang bên mình lúc đi, đứng, nằm, ngồi. Những lời được nói ra lúc thiện lúc ác, người này nếu như cầm chuỗi hạt trên tay, sẽ đắc công đức, nếu như niệm chư Phật, tụng chú, được phúc vô lượng”.
Với trường phái phong thủy, cách tính đơn giản nhất với cách đếm chỉ gồm
4 chữ: Sinh – Lão – Bệnh – Tử.
Nếu xâu chuỗi hạt rơi vào chữ Sinh và chữ Lão là tốt nhất.
Số hạt rơi vào chữ Bệnh thì không tốt và rơi vào chữ Tử báo hiệu những
việc chẳng lành.
Gợi ý một số màu đặc trưng tương sinh với từng mệnh như:
– Với người mệnh Kim nên chọn màu vàng sẫm, nâu, trắng….
– Với người mệnh Mộc nên chọn màu đá là xanh lục, xanh lam hay đen
– Người mệnh Thủy: màu sắc phù hợp là đen, trắng…
– Người mệnh Hỏa: màu sắc đặc trưng: tím, đỏ, hồng, cam.
– Người mệnh Thổ rất thịch hợp với các màu như nâu, vàng, hồng…
Thường thì số hạt sẽ được xâu theo vòng luân hồi: Sinh – lão – bệnh – tử. Nguyên tắc cũng khá đơn gian, bạn lấy số lượng hạt chia cho 4 nếu dư 1 sẽ thuộc các cung Sinh (cung tốt) như 9 -13 -17; cung Lão là 10 -14 – 18, nếu là cung Bệnh hay Tử đều không nên đeo.
Đặc biệt, nếu số hạt vòng là số chẵn thì 18 là con số đem lại nhiều may mắn bởi theo Phật giáo thì đây là số hạt theo một vòng niệm kinh Phật. Vì vậy, bạn cũng có thể chọn lựa vòng tay Phong thủy giá rẻ với 18 hạt.
================================================
Trong phong thủy nên đeo vòng tay bên nào hút tài vận
Chúng ta thường coi vòng tay là một phụ kiện trang sức làm đẹp thông thường và đeo nó một cách tự do. Tuy nhiên, theo những chuyên gia trong lĩnh vực phong thủy thì đeo vòng bên tay trái hay tay phải vào thời điểm nào, khi nào lại cực kỳ quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp lên mỗi người. Vậy nên đeo vòng tay bên nào để hóa rủi thành may, thu hút tài lộc, may mắn. Dưới đây là một số trường hợp bạn nên đeo vòng tay bên trái và ngược lại:
1. Đeo vòng tay bên trái khi nào
Theo luật phong thủy, khi đến các địa điểm sau đây, chúng ta nên đeo vòng tại cổ tay trái, điều này giúp bản thân đạt được cảnh giới cao hơn, mượn thế chuyển vận, thuận lợi tăng phúc, gặp rủi hóa may...Nên đeo vòng tay bên trái khi:
- Khi tham gia vào các cuộc họp, hội nghị quan trọng và mong muốn đạt được điều gì đó như: hội thảo việc làm, hội thảo phát triển dự án, các buổi đấu thầu,…
- Khi tham gia một số buổi lễ chúc mừng chúng ta nên vòng tay bên trái như: lễ khai mạc, khánh thành đền chùa, mừng đám cưới, tiệc sinh nhật, mừng thọ, lễ khai giảng và các buổi lễ tốt nghiệp, cắt băng khánh thành,…
Chúng ta thường có thói quen đeo vòng tay tự do mà không biết được rằng khi nào nên đeo tay nào?
- Những nơi cần một phần may mắn như trong các cuộc thi, trung tâm xổ số, các buổi rút thăm trúng thưởng, đấu trường thể thao, các cuộc bán đấu giá,…
- Khi đến thăm những người lớn tuổi, trưởng bối được kính trọng và cấp trên: đến thăm người cao niên, giáo viên, học giả, người cao tuổi, thăm nhà sếp cũ, sếp mới, khách quý,…Trong nhiều trường hợp thì đeo vòng tay bên nào ảnh hưởng rất nhiều đến vận mệnh, sự may mắn, tài lộc của gia chủ, nên các bạn cần lưu ý đến điều này nhé.
2. Vậy đeo vòng tay bên phải khi nào
Theo các chuyên gia phong thủy, việc đeo vòng đúng tay trong từng trường hợp sẽ giúp người đeo gặp rủi hóa lành, giải hạn, tránh họa và gặp nhiều vận may hơn trong công việc, cuộc sống;
- Đến những nơi có âm khí nặng như: thăm mộ, đêm trong rừng sâu, khi vào các ngôi nhà cũ xiêu vẹo hay bệnh viện cũ, nhà trong ngõ sâu…
- Đến những nơi có sát khi nặng như nơi có những kẻ giết người, bên trong tòa án, bệnh viện, các lò giết mổ, khi lái xe trên đường cao tốc không may đã chứng kiến tai nạn, chiến trường, trại giam, hiện trường án mạng, đồng hoang,…
Đeo vòng tay bên phải thường giúp chúng ta xua đi những điều không may
- Khi đến những nơi đông người, ồn ào, hỗn loạn như: trong các quán karaoke, sòng bạc, quán bar, rạp chiếu phim, các trạm tàu điện ngầm, chợ, xe buýt, khu vui chơi giải trí, khu du lịch,…Đây đều là những nơi mà người trẻ rất hay lui tới, nên đeo lắc tay bên nào khi đến những nơi này các bạn hãy nhớ rõ nhé.
- Khi đến những nơi có mùi hôi, uế khí nặng chẳng hạn như chỗ rửa xe, nhà tù, nhà vệ sinh công cộng, bãi rác, nhà máy xử lí nước thải, rác thải và những nơi bẩn thỉu khác.
- Đeo vòng tay bên phải khi đến những nơi thiếu năng lượng như gặp gỡ những người nghiện ma túy, trộm cắp, tù nhân.
3. Có nên đeo vòng ở hai tay
Nhiều người có thói quen đeo nhiều vòng tay cùng một lúc trên cả hai cổ tay trái phải.Tuy nhiên, điều này vô tình phạm phải điều kỵ vậy có nên đeo vòng ở cả hai tay? Trong phong thủy, chỉ duy nhất một đồ vật có thể đeo trên hai tay, đó chính là: còng tay. Nếu đeo vòng trên cả hai cổ tay, điều này đặc biệt ảnh hưởng đến vận thế sau này của người đeo. Tuy rằng nhận định này vẫn nhận được những ý kiến trái chiều.
Dù sao đeo vòng ở cả hai tay vẫn đang là một trào lưu được nhiều người ưa thích
Chúng tôi tin rằng những chia sẻ qua bài viết này nên đeo vòng tay bên nào, khi nào, trong từng trường hợp sẽ giúp bạn gặp thêm nhiều may mắn, nhiều điều tốt lành, giúp bạn chiêu tài chiêu lộc.
No comments:
Post a Comment